Saturday, November 22, 2008

Nhà máy điện hạt nhân sẽ xây theo diện chìa khoá trao tay

12/1/2006
Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ được triển khai xây dựng vào năm 2015 và đi vào vận hành năm 2020 theo phương thức chìa khoá trao tay. Đây là nội dung của Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử VN, vừa được Chính phủ phê duyệt.

Cũng theo bản "Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến năm 2020", Việt Nam đặt mục tiêu nâng tỷ lệ điện hạt nhân lên khoảng 11% tổng lượng điện quốc gia vào 2025 và 25-30% vào năm 2040-2050.

Điện hạt nhân đang cung cấp trên 16% tổng sản lượng điện toàn thế giới. Trong khi đó, lợi nhuận thu được từ ứng dụng năng lượng bức xạ lớn gấp 7 lần vốn đầu tư cho nó, có những lĩnh vực tới 40 lần.

Bên cạnh điện hạt nhân, năng lượng nguyên tử còn được ứng dụng rộng rãi trong những lĩnh vực khác của đời sống như y tế, nông nghiệp, địa chất, thăm dò khoáng sản... (ở dạng này nó được gọi là năng lượng bức xạ). Ở Việt Nam, ngành y tế sử dụng gần 90% các cơ sở bức xạ, còn lại là công nghiệp và các ngành khác.

Chính vì thế, bản Chiến lược cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2010, VN sẽ tự sản xuất được một nửa nhu cầu về đồng vị và dược chất phóng xạ, một nửa số tỉnh có cơ sở y học hạt nhân và xạ trị, và đến 2020, mục tiêu cho hai loại này đều là 100%.

Source: VNE
Read full post...

Chương trình điện hạt nhân: Thiếu cán bộ chuyên môn có trình độ cao

26/10/ 2005
Theo dự báo của Viện Năng lượng nguyên tử: năm 2020, tổng nhu cầu điện ở Việt Nam vào khoảng 200 - 230 tỷ KW/giờ- Trong khi tổng nguồn năng lượng phục vụ sản xuất điện chỉ đạt 165 tỷ kw/giờ, như vậy nước ta vẫn còn thiếu khoảng 65 tỷ KW/giờ. Nếu Chính phủ quyết tâm đầu tư xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam, thì nhà máy có thể phát điện vào năm 2017 - 2020. Tuy nhiên vấn đề con người là một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà máy điện nguyên tử.

Ngày 5-10-2004 , Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 176/2004/QĐ - TTG phê duyệt chiến lược phát triển ngành điện ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010 và các định hướng đến năm 2020- Quyết định đã khẳng định khả năng phát triển năng lượng hạt nhân tại Việt Nam với mục tiêu có 2.000 MW sau năm 2015.

Tiếp đó, đầu năm 2005, Viện Năng lượng nguyên tử đã xây dựng lộ trình rất cụ thể để từng bước hoàn thành chiến lược CP đề ra: các năm 2005 - 2007 nghiên cứu khả thi, các hoạt động đào tạo đầu tiên đặc biệt chuẩn bị các khả năng chuyên môn cần thiết cho việc kiểm soát an toàn hạt nhân; 2008 -2010 chuẩn bị khởi động và mời gọi thầu, thương thảo liên quan song song với việc chuẩn bị địa điểm xây dựng; 2011 - 2017 xây dựng trong thời hạn 7 năm từ lúc ký hợp đồng đến ngày đưa lò hạt nhân đầu tiên vào hoạt động.

Gần đây, tại Hội thảo Công nghệ Việt - Pháp với mục đích lựa chọn công nghệ, địa điểm xây dựng nhà máy điện nguyên tử, Tiến sĩ Trần Thanh Liễn, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết: Việt Nam đang đối mặt với nhu cầu rất lớn về cán bộ chuyên môn có trình độ cao để thực hiện chương trình điện hạt nhân mà mục tiêu là xây dựng nhà máy điện nguyên tử vào năm 2020.

Nguồn nhân lực cho ngành khoa học hạt nhân nói chung và chương trình điện hạt nhân ở nước ta thật khó khăn.

Theo hướng dẫn của cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (JAEA) để xây dựng và đưa một nhà máy điện hạt nhân vào hoạt động cần khoảng 3.500 - 4.500 người, trong đó có khoảng 500 - 700 người có trình độ đại học và trên đại học, 700 - 1.000 kỹ thuật viên và 2.200 - 3.000 công nhân lành nghề. Việc đào tạo cán bộ đủ chuyên môn trong khâu xây dựng dự án, quản lý dự án, kỹ thuật, giám sát đến chạy thử nghiệm vận hành và bảo trì, quản lý chất thải phóng xạ là không dễ dàng và không thể thực hiện trong một thời gian ngắn, dù có đầy đủ cơ sở vật chất.

Hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Đà Lạt mỗi năm đào tạo khoảng 30 sinh viên, chuyên ngành hạt nhân. Nếu mỗi năm Việt Nam đào tạo được 70 - 100 người thì phải sau 12 - 15 năm mới có đủ số cán bộ chuyên môn này. Tính đến đầu năm 2005, Việt Nam mới có khoảng 600 cán bộ làm việc trong ngành hạt nhân, chủ yếu là cán bộ của Viện Năng lượng nguyên tử.

Trong khi đó, số cán bộ của Viện trong 10 năm qua lại suy giảm do nhiều nguyên nhân: chuyển ngành , làm việc cho công ty nước ngoài, ở nước ngoài dài hạn. Điều đáng quan tâm là nhân lực ngành hạt nhân đang bị già hóa, tuổi trung bình của cán bộ trong Viện là 45, rất ít cán bộ giỏi dưới 35 tuổi đưa đi đào tạo tại nước ngoài.

Viện Năng lượng nguyên tử, là cơ quan chuyên bao tiêu "sản phẩm" đầu ra, thực hiện chính sách cấp học bổng cho sinh viên giỏi để đào tạo đội ngũ phục vụ cho ngành mình. Nhưng biện pháp tình thế này cũng chưa đủ mạnh để tạo sức hút đối với những sinh viên thực sự có năng lực. Một trong những nguyên nhân là do sinh viên tốt nghiệp khó kiếm được việc làm, hoặc có thì mức lương cũng rất khiêm tốn so với các ngành học khác.

Như vậy, vấn đề nhân lực trong ngành điện hạt nhân, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang phấn đấu đưa nhà máy điện nguyên tử đầu tiên vào hoạt động trong năm 2020 trở thành thách thức lớn. Ngành hạt nhân cần có biện pháp đào tạo hữu hiệu để bổ sung đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu của ngành mình và của sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Theo: TTXVN
Read full post...

Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong khai thác dầu khí

24/10/2005
Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã thành công trong việc phát triển một số kỹ thuật khảo sát dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu, phục vụ công nghệ khai thác dầu tại các mỏ trên thềm lục địa Việt Nam.

Trước đây, công nghệ khai thác dầu khí với phương pháp truyền thống bơm nước vào mỏ để duy trì áp suất vỉa và đẩy dầu về vùng khai thác. Kiểm soát bơm ép nước và hạn chế ngập nước trong giếng khai thác là việc làm rất khó đối với các Cty khai thác.

Phòng thí nghiệm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp (Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt ) ứng dụng phương pháp đồng vị phóng xạ để đánh dấu khảo sát quá trình công nghiệp, nghĩa là kỹ thuật soi, dùng tia phóng xạ truyền qua lấp hình ảnh, một số kỹ thuật phân tích trực tiếp trên vật mẫu...

Gần đây, phương pháp đánh dấu đồng vị phóng xạ được ứng dụng trong khai thác dầu khí để theo dõi sự di chuyển của nước bơm ép trong mỏ, chẩn đoán tối ưu hóa các quá trình công nghệ nhằm góp phần đảm bảo chất lượng, an toàn trong sản xuất và đời sống.

Công nghệ trên được Cty Khai thác dầu khí Việt Nam và quốc tế sử dụng khai thác trên thềm lục địa Việt Nam tại mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông... nhằm tăng cường hiệu quả khai thác.

Tiếp đó, Phòng thí nghiệm của Viện đã trúng thầu quốc tế, trị giá hợp đồng hơn 0,5 triệu USD trên mỏ Sư Tử đen trước nhiều Cty khảo sát lớn đến từ các nước Anh, Mỹ, Na Uy. Đó chính là một bằng chứng về ý nghĩa khoa học và giá trị kinh trị kinh tế của công nghệ mới này.

Từ đó Phòng thí nghiệm của Viện đã tham gia vào các "sân chơi lớn" trên thế giới như Chương trình hợp tác nghiên cứu quốc tế của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, Hiệp hội kỹ sư dầu khí Quốc tế SPE, Hiệp định Hợp tác kỹ thuật Vùng Châu Á Thái Bình Dương, Hợp tác với Tracer Technoiogies International của Hoa Kỳ.

Để có được kết quả đó, các cán bộ trong phòng đã phải tự bỏ kinh phí đi học tập ở nước ngoài, mời chuyên gia các nước sang giúp đỡ về chuyên môn, tự mua thiết bị nghiên cứu, tự trả lương cho cán bộ khoa học ngoài biên chế.

Đến nay, với thành công nghiên cứu ứng dụng, các nhà khoa học đã ký được nhiều hợp đồng giá trị lên tới 13 tỷ đồng, đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nước hàng tỷ đồng, đóng góp trên 70% tổng doanh thu của Viện Nghiên cứu hạt nhân.

TS Nguyễn Hữu Quang - Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt - cho biết: Với phương châm "Lao động sáng tạo, phấn đấu không mệt mỏi, sử dụng các nguồn kinh phí, tích cực nghiên cứu khoa học", Phòng thí nghiệm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân đã nâng cao trình độ, thiết bị Phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn thế giới, tham gia vào dịch vụ kỹ thuật Quốc tế, mở rộng thị trường, ứng dụng trên các mỏ ngoài lãnh thổ Việt Nam.

"Máy lấy mẫu trên dầu giếng" là sản phẩm mới thiết kế, chế tạo đạt chứng chỉ quốc tế được nhiều Cty dầu khí đánh giá cao và có kế hoạch lắp đặt trên các giàn khoan ngoài biển.

Ngoài ứng dụng trong dầu khí, các nhà khoa học còn nghiên cứu phát triển ứng dụng trong các ngành công nghiệp khai thác: hóa chất, xây dựng, vật liệu, năng lượng... hợp tác với các trường đại học, tổ chức đào tạo truyền bá kiến thức về khoa học công nghệ hạt nhân tạo ra thị trường ứng dụng lâu dài. Đồng thời, Phòng cũng sẽ mở thêm hướng nghiên cứu "Địa vật lý hạt nhân" nhằm phục vụ công nghiệp thăm dò khai thác dầu khí, khai khoáng.

Sorce: tienphongonline
Read full post...

Công nghệ nào cho nhà máy điện hạt nhân VN?

19/10/2005
Dự kiến Việt Nam sẽ có nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) vào khoảng năm 2020. Tuy nhiên, nên sử dụng một hay nhiều công nghệ? Để làm rõ hơn về vấn đề này, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Tiến Nguyên, nguyên Giám đốc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, bên lề Hội thảo Công nghệ Pháp-Việt.

*Gần đây Việt Nam đã phối hợp với Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp... tổ chức nhiều hội thảo nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về phát triển ĐHN. Theo ông, trong tương lai Việt Nam nên lựa chọn một hay nhiều công nghệ?

-Tôi cho rằng Việt Nam nên thúc đẩy các đối tác thành lập một consortium gồm nhiều nước để làm việc với Việt Nam về ĐHN, chẳng hạn như consortium gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ, Nga... Trong trường hợp như thế sẽ có rất nhiều thuận lợi, vì consortium huy động được nhiều vốn hơn, tạo mối quan hệ đa phương bền vững, lâu dài và một rào chắn chính trị, nghĩa là các nước tham gia đều có quyền lợi, giảm ''sự đối đầu'' giữa họ với nhau. Còn Việt Nam có thể lựa chọn điểm mạnh công nghệ của từng đối tác, chẳng hạn như Nhật Bản mạnh về điện tử, điều khiển... Nói cách khác ta có thể kết hợp ưu điểm công nghệ riêng của nhiều nước khác nhau vì một nhà máy ĐHN rất lớn, nhiều thiết bị, phụ tùng. Làm như thế sẽ tốt hơn so với chỉ có một đối tác.

*Vậy có sợ công nghệ của các nước không đồng bộ với nhau?

Thực ra hiện nay công nghệ của các nước tương đối chuẩn hoá, thiết kế theo xu hướng modul hoá nên có thể giải quyết được những vấn đề đó, chẳng hạn như hệ lò phản ứng của nước A và hệ điều khiển của nước B có thể phối hợp với nhau. Một số nước như Hàn Quốc đã làm như vậy. Do đó phải xem xét, cân nhắc kỹ.

*Dự kiến tới năm 2020 Việt Nam sẽ có nhà máy ĐHN đầu tiên. Tuy nhiên hiện vẫn chưa lựa chọn được công nghệ. Vấn đề này có làm chậm kế hoạch đó không?

Theo tính toán của các chuyên gia năng lượng , mức độ huy động tối đa khả năng các nguồn năng lượng nội địa của VN tới năm 2020 có thể đạt 165 tỷ kWh, trong đó thuỷ điện chiếm 58 tỷ, nhiệt điện khí 78 tỷ, nhiệt điện than 37 tỷ và năng lượng mới 2 tỷ kWh.

Khi đó VN còn thiếu khoảng 36-65 tỷ kWh. Nhập khẩu điện và than để giải quyết sự thiếu hụt này không phải là phương án tối ưu nếu nhìn nhận từ góc độ an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững.

Do vậy, ngoài các nguồn năng lượng tái sinh như gió, mặt trời, năng lượng sinh khối..., phát triển điện hạt nhân là cần thiết nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Chắc là sẽ chậm vì Việt Nam vừa mới hoàn thành Dự án nghiên cứu tiền khả thi xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên và trình Thủ Tướng Chính phủ. Sau đó sẽ là giai đoạn khả thi, chọn địa điểm xây dựng, thiết kế kỹ thuật, đấu thầu... Những công đoạn này phải mất vài năm. Còn kể từ khi khởi công xây dựng thì phải mất 7 năm mới hoàn thành xong nhà máy. Do vậy, nếu định năm 2020 có nhà máy ĐHN thì bây giờ ta phải tiến hành rất quyết liệt rồi, nhưng hiện nay lại chậm.

*Xây một nhà máy ĐHN gồm 2 tổ máy tại một địa điểm tốn khoảng 4 tỷ đôla trong khi tuổi thọ của một nhà máy thường là 40-50 năm. Vậy khả năng thu hồi vốn sẽ như thế nào và giá điện hạt nhân có cao hơn giá điện từ các nguồn trong nước hiện có?

Khả năng thu hồi vốn khá nhanh song còn phụ thuộc vào cơ cấu vốn, liệu đó là vốn vay trả chậm hay vốn của Việt Nam. Hiện so với các nguồn trong nước thì giá điện hạt nhân cao hơn. Nếu so với giá nhập khẩu thì ĐHN cạnh tranh được. Tuy nhiên, trong vấn đề năng lượng, ngoài giá còn có vấn đề an ninh năng lượng quốc gia và nhiều khi cũng phải trả giá cho cái đó. Chẳng hạn nếu ta phải nhập khẩu than thì sẽ gặp khó khăn do tình hình an ninh trong vận chuyển, giá than dao động không kém giá dầu trong tương lai...

*Ông đánh giá thế nào về ý kiến cho rằng xây dựng nhà máy ĐHN ở VN hiện không an toàn do tình trạng thất thoát trong xây dựng cơ bản, nhập khẩu công nghệ và thiếu nguồn nhân lực?

Điều đó đúng. Hiện nay ta chưa đủ nhân lực và tác phong cũng chưa được. Tuy nhiên, phải nhìn rộng. Chẳng hạn trong xây dựng hiện có nhiều thất thoát nhưng các bạn có tin là tới năm 2020 tình hình sẽ được cải thiện? Điểm thứ hai là nếu ta quyết tâm đào tạo và tập trung một lực lượng tinh nhuệ thì sẽ làm được. Có những lĩnh vực đòi hỏi độ an toàn rất lớn mà ta vẫn đảm bảo được như an toàn hàng không, công nghệ dầu khí, công nghệ đóng tàu, xây dựng thuỷ điện. Vấn đề là phải biết tập trung, có những điểm nhấn, kể cả nhân lực, kỷ luật.

*Trước khi xây dựng nhà máy ĐHN tại một địa điểm nào đó sẽ phải thăm dò ý kiến người dân. Vậy nếu người dân phản đối?

Bản thân tôi đã chủ trì triển lãm ĐHN ở Ninh Thuận và Phú Yên, hai vùng được xếp hạng ưu tiên đặt nhà máy ĐHN đầu tiên. Trước khi tổ chức hội thảo và thuyết trình thì đại đa số người dân phản đối. Nhưng sau hội thảo và thuyết trình thì đại đa số lại ủng hộ. Vấn đề là phải chuẩn bị rất kỹ, cụ thể là cung cấp thông tin trung thực.

Xin cảm ơn ông!


Soure: VNN
Read full post...

Friday, November 21, 2008

Công nghệ hạt nhân thâm nhập vào cuộc sống

27/10/2005
Một trăm công trình nghiên cứu lớn nhỏ được trình bày ở một diễn đàn khoa học tổ chức cạnh lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của Việt Nam, trên thành phố cao nguyên Đà lạt.

Cùng với những báo cáo trong tay, khoảng hai trăm cán bộ khoa học đang có mặt ở Viện Nghiên cứu Hạt nhân (Đà Lạt), tham gia hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ VI, trong 2 ngày 26-27.10.2005.

Một cuộc gặp mặt thường kỳ, hai năm một lần. Họ đến, phần lớn, từ những cơ sở nghiên cứu R-D của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt nam như Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Hà Nội), Viện Công nghệ Xạ Hiếm (Hà Nội), Trung tâm Ứng dụng Hạt nhân và Trung tâm Chiếu xạ (Tp. HCM). Có cả những chuyên gia ở những lĩnh vực khác như đào tạo đại học, y tế, nông nghiệp, công nghiệp v.v... đến từ các trường đại học, bệnh viện lớn, đoàn địa chất, trung tâm nghiên cứu sinh học và nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội v.v...

Những con số trên đây chứng tỏ rằng ngành khoa học và công nghệ hạt nhân ở nước ta đang tiếp tục tìm đến với những yêu cầu mới đặt ra trong các mặt hoạt động của đời sống, ngành năng lượng nguyên tử Việt nam đang mở rộng vai trò trong nền kinh tế Việt Nam đang trên đường hội nhập và phát triển. Các nhà nghiên cứu triển khai trong các lĩnh vực này đang đi tiếp con đường đã mở ra từ nửa thế kỷ trước, thậm chí từ những năm đầu của thế kỷ 20.

Từ chiếc kim Rađi của Marie Curie ở phố Quán sứ...

Y tế là ngành ứng dụng sớm nhất kỹ thuật hạt nhân ở Việt nam. Ngay từ năm 1923 những thanh phóng xạ Rađi kèm theo chứng chỉ sử dụng với chữ ký của nhà bác học vĩ đại Marie Curie đã được các thầy thuốc ở Việt Nam sử dụng để điều trị ung thư. Nơi ấy là khoa Radium thuộc bệnh viện Phủ Doãn, hay là Viện Rađium Đông Dương nằm trên phố Quán sứ của Hà Nội, bây giờ là Bệnh viện K. Sự kiện đó đưa Hà Nội trở thành một địa chỉ ứng dụng thành tựu công nghệ hạt nhân thuộc loại sớm nhất châu Á.

Dĩ nhiên, cái mốc thời gian 1923 ấy cũng chỉ có ý nghĩa lịch sử. Vì, tương tự các lĩnh vực khác, bước chuyển mạnh thực sự của những ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong chẩn đoán và chữa bệnh phải đợi đến sau hiệp định Genève, năm 1954. Ở Miền Bắc với sự giúp đỡ của Liên xô (cũ) và các nước Đông Âu, và ở Miền Nam, chủ yếu, với kỹ thuật từ Hoa kỳ. Cùng các thiết bị chữa trị khối u với "bom" Côban-60 là các cơ sở y học hạt nhân với phòng chẩn đoán và điều trị bằng dược chất phóng xạ, lần lượt ra đời ở Hà Nội và Sài gòn.

Đáng kể hơn cả là giai đoạn 30 năm gần đây, sau khi thống nhất đất nước và hồi phục lò phản ứng hạt nhân Đà lạt. Trong giai đoạn này, các ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong Y tế được phát triển cả bề sâu lẫn bề rộng, với trên 20 khoa y học hạt nhân, trên 10 "bom" côban ở các bệnh viện của 3 miền Bắc-Trung-Nam. Đặc biệt 4 máy gia tốc electron đặt ở các bệnh viện K (Hà Nội), Chợ Rẫy và Việt Pháp (Tp. HCM), trong bốn năm qua, đã đưa việc chữa bệnh hiểm nghèo lên một trình độ mới.
Trong sự phát triển đó, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam đóng vai trò nổi bật như một trung tâm đầu mối chuyển giao công nghệ và cung cấp 40% lượng dựơc chất phóng xạ (điều chế trên Lò phản ứng ở Đà lạt) cho ngành y tế.

Trong hội nghị ở Đà lạt lần này, các bệnh viện đã gửi đến 13 báo cáo về kết quả điều trị bệnh ung thư trên máy gia tốc electron Siemens Primus (bệnh viện K, Hà Nội), về nâng cao chất lượng chụp ảnh gan, xương bằng đồng vị Tc99m và về chất lượng chữa bệnh bằng dựơc chất phóng xạ I-131 (chữa tuyến giáp, basedow), Re-188 (gan) và P-32 (xương). Đặc biệt, các bác sĩ của bệnh viện Chợ Rẫy đã có báo cáo tổng kết đầy ấn tượng về 10 năm nghiên cứu điều trị và kéo dài tuổi đời cho 1000 bệnh nhân ung thư bằng phương pháp hạt nhân.

Ra với dàn khoan ngoài biển khơi

Sau Y tế, ngành Địa chất cũng đến với công nghệ hạt nhân rất sớm. Sau 1954 cùng với các chuyên gia địa chất là các thiết bị sử dụng kỹ thuật hạt nhân từ các nước được đưa vào Việt Nam. Các nhà địa chất Việt Nam đã tiến hành đo xạ bằng máy bay, bằng đường bộ hay phân tích mẫu, đã thăm dò và phát hiện nhiều mỏ phóng xạ, các mỏ kim loại đen màu trong lòng đất. Các kỹ thuật mới dùng chùm gamma, nơtron cũng đã được sử dụng trong các lỗ khoan sâu. Nhờ vậy, nhiều tài nguyên quý ở núi cao, đồng bằng và ven biển đã được phát hiện. Từ khi lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt trở lại hoạt động (1983), hàng vạn mẫu địa chất đã được phân tích nhanh chóng bằng các phương pháp hạt nhân.

Trong lĩnh vực thủy văn, các phương pháp hạt nhân cũng được sử dụng hữu hiệu trong nghiên cứu, trong phát hiện và đánh giá tình trạng của các mạch nước ngầm, các vùng sa bồi (cảng Hải Phòng v.v...), các vùng ô nhiễm bề mặt, các con đập quan trọng (Thủy điện Hòa Bình, Trị An, ...) với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong ngành năng lượng nguyên tử VN.

Đặc biệt, trong vài năm gần đây, một nhóm nghiên cứu từ lò phản ứng Đà lạt xuống núi, ra tận dàn khoan, dùng phương pháp đánh dấu phóng xạ để kiểm soát một chu trình khai thác dầu. Về kỹ thuật, trong chu trình khai thác, nước được bơm vào mỏ để ép đẩy dầu về các giếng khai thác. Như vậy, hiệu suất khai thác rất phụ thuộc hiệu quả bơm ép, tức là việc kiểm soát quá trình bơm ép nước có ý nghĩa kinh tế kỹ thuật lớn. Nhóm nghiên cứu Đà Lạt đã thành công trong việc áp dụng phương pháp đánh dấu phóng xạ để kiểm soát quá trình trên và được đối tác đánh giá cao. Phát huy thành công đó, họ đã tiến tới thắng thầu quốc tế năm 2004 trên mỏ Sư tử đen và ký được một số hợp đồng hàng chục tỷ đồng với các công ty khai thác dầu trong nước và quốc tế.

Đến với hội nghị Đà Lạt lần này, họ tổng kết những thành tựu thu được, đồng thời chia sẻ những dự định và quyết tâm đi về phía trước của mình, trong báo cáo "Cơ hội và thách thức của KHCN hạt nhân trong lĩnh vực khai thác dầu khí".

Tiềm lực ... tiềm năng

Trong đội ngũ "hạt nhân" hội quân về Đà lạt, ngoài những người thuộc binh chủng phục vụ trong ngành y và ngành địa chất thủy văn vừa điểm qua ở trên, còn nhiều “lính chiến” trong các lĩnh vực khác.

Riêng lĩnh vực Nông nghiệp và Sinh học khá đông đảo với 30 báo cáo phản ảnh những kết quả ứng dụng các phương pháp hạt nhân nhằm tăng sản lượng và chất lượng cây trồng, vật nuôi. Các chuyên gia thuộc Viện KH Nông nghiệp VN với báo cáo tổng kết về các thành tựu trong lĩnh vực "Gây đột biến chọn giống lúa" ở VN. Các chuyên gia nông nghiệp ở các trung tâm nghiên cứu phía nam trình bày những kết quả cụ thể, như "gây đột biến phóng xạ tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, phẩm chất tốt thích nghi với một số điều kiện khó khăn ở Nam bộ", "Kích thích sinh trưởng mẫu khoai tây", hoặc "Nghiên cứu nâng cao hiệu lực phân đạm bón cho lúa trong cơ cấu thâm canh bốn vụ trên đất bạc màu thông qua kỹ thuật đồng vị đánh dấu Nitơ 14" v.v và v.v... Tình hình trên đây là một dấu hiệu đáng khích lệ, vì ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông sinh vốn là lĩnh vực khó và đòi hỏi sự đầu tư công sức lâu dài.

Số báo cáo liên quan ứng dụng KTHN trong công nghiệp gửi đến hội nghị lần này khá khiêm tốn. Nhưng điều đó không phải là sự phản chiếu tình hình đang diễn ra ngoài đời sống. Vì thực tế, hàng trăm quy trình công nghệ đang vận hành dưới sự theo dõi và điều chỉnh bởi các thiết bị hạt nhân. Các phương pháp kiểm tra hạt nhân không hủy thể (NDT) đang có mặt trong nhiều ngành công nghiệp, ngành xây dựng ở nước ta. Trên "mặt trận" này đã và đang diễn ra nhiều cuộc đấu thầu, tranh chấp chọn lựa những nhà cung cấp thiết bị và công nghệ trong và ngoài nước. Đáng tiếc là trong nhiều trường hợp, ngay trên sân nhà, những nhà kỹ thuật trong nước phải chịu nhường bước vì tiềm lực yếu, trước hết là về tài chính và thiết bị.

Một số "thầy giáo hạt nhân" và các "nhà vật lý hạt nhân chính hiệu” cũng có mặt ở hội nghị, đóng góp những kết quả nghiên cứu, dù không đo đếm được bằng hiệu quả kinh tế, nhưng là những giá trị thực về khoa học.

Đó là những vấn đề nóng hổi trong lý thuyết hạt nhân, như "Nghiên cứu phương trình trạng thái vật chất hạt nhân qua mô tả vi mô phản ứng trao đổi điện tích (p,n)". Tác giả của báo cáo này đã có những bài báo đăng trong các tạp chí hàng đầu thế giới về vật lý. Đó là những kết quả khảo sát mới mẻ về tia vũ trụ thu được từ trạm quan sát VIALY ở Hà Nội. Điều này chứng tỏ rằng, các cán bộ khoa học trẻ nước ta có tiềm năng hội nhập với đời sống khoa học tầm cao của thế giới, nếu được sự trợ lực về thiết bị hiện đại.

Trong hội nghị còn có những báo cáo nghiên cứu liên quan vật lý lò, về thực nghiệm và lý thuyết. Các tác giả, phần lớn, là những kỹ sư vật lý đang vận hành tốt lò phản ứng. Đó là tiềm năng cho chúng ta tiếp cận với các công nghệ mới của lò phản ứng n ăng lượng khi có yêu cầu.

Chờ một đòn bẫy

Tuy nhiên, cũng nên nhìn nhận sâu hơn tiềm lực mà chúng ta đang có. Đáng lý, với đội ngũ cán bộ khoa học ấy, với một đất nước có 80 triệu dân này, mặt bằng khoa học phải ở tầm cao hơn, chẳng hạn, số công trình khoa học xuất hiện trên các tạp chí thế giới phải nhiều hơn, có tiếng vang hơn. Đáng lý, với đội ngũ những cán bộ khoa học triển khai (R-D) khá đông hiện nay, hiệu quả đóng góp kinh tế phải cao hơn, phải có thế mạnh hơn trong sự cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài ngay trên thị trường nội địa.

Có nhiều nguyên nhân lý giải điều này. Nhưng một nguyên nhân quan trọng là cơ sở vật chất chưa tương xứng, và sự đầu tư còn ở mức thấp. Điều này thể hiện, trước hết, ở tình trạng các phòng thí nghiệm, các thiết bị hạt nhân, đặc biệt sự thiếu hụt "các máy cái". Trong ngành hạt nhân máy cái là máy gia tốc, là lò phản ứng hạt nhân.

Sau khoảng 30 năm, các máy gia tốc nay đã trở nên già cỗi. Chỉ còn duy nhất một máy Microtron đang hoạt động ở giai đoạn cuối. Trong khi máy gia tốc là công cụ không thể thiếu cho đào tạo cán bộ và nghiên cứu triển khai về hạt nhân. Các máy gia tốc electron ở một số bệnh viện hiện nay chỉ chuyên dùng cho chữa bệnh. Về mặt này, các nước trong vùng như Indonesia, Malaysia, Thái lan, Singapore đang vượt chúng ta khá xa.

Sau 40 năm, lò phản ứng Đà lạt đã vượt qua tuổi thọ trung bình. Đó là lò phản ứng duy nhất, nhưng công suất thấp (500 kW) và đã xuống cấp sau 20 năm thăng trầm và, tiếp theo, 20 năm làm việc liên tục. Về mặt này, chúng ta cũng đứng sau vài ba nước trong vùng Đông Nam Á. Cũng nên nói thêm rằng, nhu cầu một lò phản ứng công suất cao hơn là một yêu cầu của nhiều ngành khoa học và kỹ thuật hạt nhân nước ta. Với một chương trình điện nguyên tử, yêu cầu đó càng cao hơn.

Rõ ràng, một sự đầu tư mạnh mẽ hơn về cơ sở vật chất kèm theo một cơ chế quản lý thích hợp sẽ là đòn bẫy cho sự phát triển ngành khoa học và kỹ thuật hạt nhân Việt Nam, tạo điều kiện cho nó đóng vai trò lớn hơn trong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Điều này, có lẽ nằm ngoài tầm tay của bản thân những người làm khoa học công nghệ hạt nhân. Ngược lại, chính họ đang mong đợi ở các nhà hoạch định chính sách, các cấp quản lý.
Source: VietNamNet
Read full post...

Ngành hạt nhân: Thiếu nhân lực trầm trọng!

17/10/2005
Nếu mỗi năm, Việt Nam đào tạo được 70-100 người thì phải sau 12 đến 15 năm nữa mới có đủ số cán bộ chuyên môn để vận hành nhà máy điện hạt nhân. Theo Viện Năng lượng nguyên tử, tình hình nhân lực cho ngành hạt nhân nói chung và cho chương trình điện hạt nhân hiện nay ở nước ta là không mấy sáng sủa!

Nếu như tại các khoa của mọi trường đại học, thí sinh nộp hồ sơ dự thi vào trường luôn phải chen chân quyết liệt thì từ hơn chục năm nay, các khoa vật lý hạt nhân ở các trường ĐH chính như Đại học Bách khoa Hà Nội, ĐH Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội luôn rơi vào tình trạng ế ẩm, điểm chuẩn dù hạ thấp hơn hẳn những ngành khác nhưng chẳng mấy khi thu hút đủ sinh viên theo học.

  • Mỗi năm, chỉ đào tạo được... vài chục người!

Đào tạo nhân lực cho khoa học hạt nhân đã và luôn chỉ là một ngành học buồn vắng... Năm nào cũng vậy, số sinh viên vào ngành học hạt nhân ở các trường đại học ngót nghét đôi ba chục sinh viên.

Viện Năng lượng nguyên tử, đơn vị đón đầu “sản phẩm” đầu ra đã hết sức chú trọng việc đào tạo đội ngũ phục vụ cho ngành mình. Viện đã cấp học bổng cho sinh viên giỏi. Biện pháp tình thế này tuy có làm tăng số sinh viên học vật lý hạt nhân lên chút ít nhưng không đủ sức hút đối với sinh viên.

Một trong những nguyên nhân là do sinh viên tốt nghiệp ngành vật lý hạt nhân khó kiếm được việc làm, hoặc có thì mức lương cũng rất khiêm tốn do chuyên ngành này chỉ giữ vị trí rất mơ hồ trong các trường đại học cũng như ít có ứng dụng thực tiễn trong xã hội.

Ngòai ra, còn phải kể đến quan niệm nếu gắn bó với ngành hạt nhân hay nguyên tử còn bị ảnh hưởng nhiều đến... khả năng sinh sản!

  • Ngành hạt nhân: đang cần "trẻ hóa"!

Theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), dự án đưa một nhà máy điện hạt nhân vào hoạt động cần khoảng 3.500- 4.500 người, trong đó có khoảng 500-700 người có trình độ đại học và trên đại học, 700-1.000 kỹ thuật viên và 2.200-3.000 công nhân lành nghề các loại.

Việc đào tạo cán bộ đủ chuyên môn từ khâu tiền dự án, quản lý dự án, kỹ thuật, giám sát đến chạy thử nghiệm vận hành và bảo trì, quản lý thải phóng xạ là không dễ dàng và không thể thực hiện trong một thời gian ngắn, dù có đầy đủ cơ sở vật chất.

Nếu mỗi năm, Việt Nam đào tạo được 70-100 người thì phải sau 12 đến 15 năm nữa mới có đủ số cán bộ chuyên môn này.

Tính đến đầu năm 2005, VN mới chỉ có khoảng hơn 600 cán bộ làm việc trong ngành hạt nhân, phần lớn là cán bộ của Viện Năng lượng nguyên tử.

Trong khi đó, số cán bộ của Viện trong 10 năm qua lại suy giảm khoảng 20% do nhiều nguyên nhân: chuyển ngành khác, làm việc cho công ty nước ngoài, ở nước ngoài dài hạn. Đáng lưu tâm, nhân lực ngành hạt nhân đang bị già hoá, tuổi trung bình của cán bộ Viện hiện là 45, hầu như không có cán bộ giỏi dưới 35 tuổi để đi đào tạo tại nước ngoài. Tình hình nhân lực ở Liên đoàn địa chất xạ hiếm, Trung tâm vật lý hạt nhân - Viện Vật lý... cũng không khả quan hơn.

Vấn đề nhân lực khoa học hạt nhân hầu như bị bỏ rơi trong một thời gian dài, đúng như nhận xét của các chuyên gia tại nhiều cuộc hội thảo chuyên đề do Viện Năng lượng nguyên tử tổ chức. Nếu muốn có một nhà máy điện hạt nhân vào năm 2020, điều chắc chắn là cần phải có kế hoạch đào tạo bổ sung ngay từ bây giờ.

Source: TBKTSG
Read full post...

Pháp muốn giúp Việt Nam phát triển điện hạt nhân

14/10/2005
Theo dự báo, trong 10 năm tới với đà phát triển như hiện nay, Việt Nam sẽ thiếu điện nghiêm trọng. Để đáp ứng nhu cầu về điện, nước ta đang nghiên cứu khả năng xây dựng một nhà máy điện nguyên tử đầu tiên.

Từ ngày 18 – 19/10 tại Hà Nội diễn ra một cuộc hội thảo khoa học quốc tế về phát điện bằng năng lượng nguyên tử.

Báo Tiền Phong đã có cuộc phỏng vấn dưới đây với ông Marc Ponchet, Giám đốc khu vực Nga, Đông Nam Á và Nam Mỹ thuộc ủy ban Năng lượng Nguyên tử Pháp.

Ông đánh giá như thế nào về tình hình năng lượng điện hiện nay và khả năng xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam?

Đối với Việt Nam cũng như với các nước khác, điều quan trọng là vừa đáp ứng nhu cầu về điện hiện nay cũng như vừa dự báo được nhu cầu về điện trong những năm tới. Chắc chắn điều nên làm để đáp ứng nhu cầu điện của một đất nước là thiết lập nhiều nguồn năng lượng để không bị quá lệ thuộc vào một nguồn năng lượng nào.

Dự án nhằm phát triển năng lượng điện hạt nhân của Việt Nam sẽ cho phép đa dạng hóa việc cung ứng điện và đáp ứng nhu cầu về điện tăng lên nhanh chóng của các bạn.

Xin ông cho biết những tiêu chí để chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện nguyên tử theo những kinh nghiệm của Pháp và quốc tế nói chung?

Đây là một chủ đề kỹ thuật hơi phức tạp bởi vì có rất nhiều yếu tố phải xem xét. Trong cuộc hội thảo chuyên môn sẽ diễn ra vào các ngày 18-19/10 tới, chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp và những kinh nghiệm của Pháp trong lĩnh vực này.

Có những tiêu chí về an toàn, tiêu chí về môi trường, tiêu chí về kỹ thuật, và tiêu chí về kinh tế. Điều quan trọng nhất, cả đối với việc lựa chọn địa điểm cũng như đối với việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân là an toàn và bảo vệ môi trường.

Các doanh nghiệp Pháp quan tâm đến mức nào dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam? Nếu có thể xin ông cho biết tính vượt trội của công nghệ điện nguyên tử Pháp so với thế giới nói chung?

Pháp là nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Tại Pháp, các nhà máy điện nguyên tử sản xuất gần 80% điện năng của cả nước. Do vậy, kỹ thuật của Pháp rất quan trọng trong lĩnh vực nguyên tử.

Mặt khác, nước Pháp, thông qua tập đoàn Framatome, có kinh nghiệm lớn trong việc xây dựng các nhà máy điện nguyên tử ở nước ngoài như tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Nam Phi, Braxin vv. Đó là những kinh nghiệm mà Pháp đề xuất chia sẻ với Việt nam để giúp đất nước các bạn phát triển năng lượng điện hạt nhân.

Điều lo ngại nhất trước khi xây dựng một nhà máy điện hạt nhân là tính an toàn và sự tác động của dự án tới môi trường. Kinh nghiệm của Pháp về hai lĩnh vực này như thế nào?

Trước khi xây dựng một nhà máy điện hạt nhân, điều quan trọng như tôi đã nhấn mạnh là tính tới toàn thể các vấn đề về an toàn, an ninh và bảo vệ con người cũng như môi trường. Trong lĩnh vực này, kinh nghiệm của Pháp dựa trên việc xây dựng 58 lò phản ứng tại Pháp với một qui trình hết sức nghiêm ngặt.

Sự lựa chọn trong năm nay của Phần Lan để xây dựng một lò phản ứng Framatome (loại EPR) một lần nữa chứng tỏ uy tín chất lượng cao của các công trình điện hạt nhân mà Pháp xây dựng.

Theo ông, để chuẩn bị thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của mình, Việt Nam cần chuẩn bị những gì?

Người ta không thể xây dựng một nhà máy điện nguyên tử như xây dựng một nhà máy điện thông thường. Đào tạo nhân lực trong tương lai cũng như nhân lực để đảm nhiệm việc kiểm soát và theo dõi nhà máy điện nguyên tử cần phải được chuẩn bị trong một thời gian dài trước đó.

Chính vì vậy, chúng tôi đã bắt đầu một hoạt động hợp tác quan trọng với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực này, chẳng hạn như với Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, hay với Varensac (Cục Kiểm soát an toàn bức xạ và hạt nhân).

Xin cảm ơn ông!
Source: tienphong
Read full post...

Thursday, November 20, 2008

Việt Nam sẽ có luật hạt nhân vào năm 2007

30/06/2005
Việt Nam hiện có một số văn bản pháp luật liên quan tới năng lượng hạt nhân (NLHN) song chỉ điều chỉnh đến an toàn bức xạ trong hoạt động hạt nhân, chưa phù hợp và đáp ứng với chương trình phát triển NLHN trong tương lai. Chính vì lý do này mà Bộ KH&CN đang tiến hành soạn thảo luật năng lượng hạt nhân.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo Pháp luật năng lượng hạt nhân diễn ra trong hai ngày 28 và 29/6 tại Hà Nội. Tại hội thảo, các chuyên gia hàng đầu của Pháp đã trao đổi với phía Việt Nam nhiều kinh nghiệm liên quan tới vấn đề này nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, điều chỉnh mọi hoạt động hạt nhân ở Việt Nam. Sau khi kết thúc hội thảo, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện NLNT Việt Nam.

Xin ông cho biết hiện quá trình soạn thảo đang ở giai đoạn nào và dự kiến khi nào Việt Nam sẽ có luật hạt nhân?

TS Vương Hữu Tấn: Luật có vai trò rất quan trọng, là cơ sở để phát triển NLHN. Năm 2003, Chính phủ đã giao cho Bộ KH&CN chủ trì soạn thảo Luật NLHN và Bộ KH&CN đã thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập. Hiện Viện NLNTVN đang chủ trì soạn thảo luật cùng với Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ hạt nhân, Vụ pháp chế (Bộ KH&CN). Hiện chúng tôi đã hoàn thành dự thảo luật số 1 và đã tổ chức ba hội thảo tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Lạt để lấy ý kiến các chuyên gia, sau đó tiếp tục hoàn thiện.

Theo kế hoạch của Quốc hội thì năm 2007 sẽ thông qua Luật NLHN. Do vậy, chúng tôi sẽ cố gắng xây dựng xong dự thảo trong năm 2006 để trình Chính phủ.

Được biết Việt Nam hiện có nơi quản lý chung về chất thải phóng xạ từ các cơ sở y tế, công nghiệp và hạt nhân. Vậy dự luật có quy định về vấn đề này?

-Hiện nay Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ (ban hành 1997) đã quy định, điều chỉnh các cơ sở bức xạ nhưng chưa có về cơ sở hạt nhân. Luật NLHN sẽ đáp ứng yêu cầu chung hơn khi Việt Nam phát triển điện hạt nhân và luật có thể điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực hạt nhân.

Về mặt quốc gia thì chưa có một địa điểm chung trong toàn quốc để chôn lấp, quản lý chất thải phóng xạ. Kinh nghiệm các nước phát triển hạt nhân cho thấy quản lý chất thải phóng xạ ở một địa điểm chung thì sẽ thuận tiện và an toàn hơn. Trong tương lai, khi Việt Nam phát triển điện hạt nhân thì chắc chắn phải làm điều đó. Tất nhiên là luật NLHN sẽ có một chương riêng về quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

Về quản lý chất thải phóng xạ thì hiện thải ở đơn vị nào đơn vị đó tự quản lý. Nguồn chất thải phóng xạ lớn nhất hiện nay là từ lò phản ứng ở Đà Lạt, nơi có cơ sở lưu giữ và xử lý riêng. Còn các cơ sở y tế, chẳng hạn như trong y học hạt nhân, thì chất thải thường sống ngắn nên được lưu giữ trong các bể. Sau một thời gian, chất thải đó phân rã và nếu ở mức chấp nhận được thì có thể được thải ra môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Còn các nguồn phóng xạ dùng trong công nghiệp, đã hết hạn sử dụng hoặc cường độ không đủ để bảo yêu cầu công việc, thì sẽ được lưu giữ trong kho, che chắn cẩn thận. Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ hạt nhân quản lý hồ sơ và hàng năm tới từng cơ sở để kiểm tra.

Việt Nam mới chỉ có ba trạm quan trắc phóng xạ thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và hai phòng thí nghiệm an toàn bức xạ. Số lượng này có đáp ứng đủ nhu cầu hiện nay?

-Hiện năng lực của hai phòng thí nghiệm an toàn bức xạ và một phóng chuẩn liều bức xạ quốc gia có thể đủ để theo dõi mọi nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực bức xạ ở Việt Nam, khoảng một vài ngàn người.

Còn về quan trắc phóng xạ môi trường thì ba trạm hiện nay thì tất nhiên là chưa đủ để theo dõi cảnh báo tức thì về tình trạng phóng xạ, đặc biệt là những đột biến phóng xạ từ các nước khác lan tới Việt Nam. Hiện chúng tôi đang xây dựng đề án để trình Chính phủ về việc xây dựng mạng lưới quan trắc phóng xạ môi trường quốc gia. Trong tháng sau, chúng tôi sẽ tổ chức một hội thảo về vấn đề này.

Xin cảm ơn ông!
Source: VNN
Read full post...

Điện hạt nhân trong tầm ngắm của các đại gia

31/5/2005
Một nhà máy công suất 2.000 MW cần 3 tỷ USD vốn đầu tư (khoảng 45 nghìn tỷ đồng). Với dự án khổng lồ như vậy, nhiều nước sở hữu công nghệ điện hạt nhân tiên tiến trên thế giới như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc đang ráo riết đẩy mạnh hợp tác với VN nhằm có cơ hội chen chân trong vài năm tới.

Theo tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, Phó trưởng ban Kế hoạch và Quản lý Khoa học Viện năng lượng nguyên tử VN, từ khi có quyết định đầu tư đến lúc nhà máy có thể phát điện lên lưới mất khoảng 13 năm, trong khi theo chiến lược phát triển ngành điện VN sau năm 2015 VN sẽ có nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vận hành. Dự kiến, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ được xây dựng theo kiểu “chìa khóa trao tay”. Các công đoạn như thiết kế dự án, thi công, chạy thử, vận hành, bảo dưỡng sẽ do nhà thầu nước ngoài đảm nhiệm khoảng 50%. Nắm bắt trước cuộc đua đấu thầu tại VN sẽ gay cấn trong bối cảnh thế giới đang thừa công nghệ sản xuất điện hạt nhân, 3 nước trên đã ký các thỏa thuận hợp tác với VN và cử nhiều đoàn chuyên gia sang hỗ trợ nghiên cứu. Nhật Bản còn tài trợ hẳn một triển lãm quốc tế về công nghệ điện hạt nhân tại VN.

Các bước nghiên cứu chuẩn bị cho dự án về cơ bản đã hoàn tất. Cuối năm ngoái, tổ công tác chỉ đạo nghiên cứu phát triển điện hạt nhân đã đệ trình bản báo cáo lên 2 bộ Công nghiệp và Khoa học Công nghệ, trong đó đề cập chọn được 2 tỉnh là Ninh Thuận và Phú Yên để đặt nhà máy. Để xác định được 2 điểm trên, các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát ban đầu khoảng 20 vị trí dọc miền Trung, căn cứ trên hai tiêu chí an toàn và kinh tế, chẳng hạn trong 500 năm không có động đất, không có đứt gãy địa chất, gần nguồn nước để làm mát máy phát, gần lưới điện quốc gia để giảm tổn thất chuyển tải, gần cảng biển để dễ vận chuyển nhiên liệu, máy móc...

Bản báo cáo trên chỉ ra khả năng tất yếu VN sẽ lựa chọn điện hạt nhân để đảm bảo an ninh năng lượng. Đến năm 2015, cả nước thiếu 8 tỷ kWh điện, đến năm 2020 thiếu từ 36 đến 65 tỷ kWh. So với nhập khẩu năng lượng (điện, khí đường ống, than), giải pháp xây dựng nhà máy điện hạt nhân được cho là rẻ nhất. Nếu thay 2.000 MW điện hạt nhân bằng nhập khẩu điện sẽ làm tăng 928 triệu USD, dùng nhiệt điện khí sẽ làm tăng 598 triệu USD, nhiệt điện than sẽ làm tăng 627 triệu USD.

Theo một quan chức Bộ Công nghiệp, phát triển điện hạt nhân yêu cầu khả năng nắm bắt công nghệ cao, phức tạp, lại liên quan đến nhiều yếu tố mang tính chất toàn cầu, nên thời điểm quyết định xây dựng vẫn bỏ ngỏ.

Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử VN Vương Hữu Tấn cho rằng, vấn đề khiến dư luận lo ngại nhất là an toàn hạt nhân, đặc biệt sau tai nạn Chernobyl và một số sự cố xảy ra trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã khẳng định, tai nạn là do những sai sót ngay trong bản thân thiết kế và sự vi phạm quy chế vận hành của con người. Chernobyl không có vỏ bọc bằng bê tông cốt thép nên khi sự cố xảy ra, một lượng lớn chất phóng xạ thoát ra môi trường ảnh hưởng trên phạm vi lớn. Hiện nay các loại lò thương mại trên thế giới đều có vỏ bọc, nếu sự cố xảy ra, các chất phóng xạ sẽ bị giữ lại. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ điện hạt nhân không chỉ bó hẹp giữa chủ đầu tư và nhà thầu mà phải được Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và nhiều tổ chức khác phê chuẩn.

Khả năng nắm bắt công nghệ điện hạt nhân của các chuyên gia VN, theo đánh giá của IAEA khá lạc quan. Thực tế các ứng dụng từ công nghệ hạt nhân đã được VN sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực y tế và công nghiệp. Lò phản ứng duy nhất đặt tại Đà Lạt công suất 250 KW nhưng đã sản xuất được trên 20 chế phẩm đồng vị và dược chất phóng xạ phục vụ y tế. Qua 20 năm vận hành, lò phản ứng hoạt động rất an toàn. Yếu tố quan trọng, theo tiến sỹ Hoàng Anh Tuấn, không phải nằm ở khả năng nắm bắt mà ở chính sách đào tạo kịp thời. Để vận hành nhà máy có công suất 2.000 MW cần khoảng 500 nhân viên với trình độ và chuyên môn khác nhau. Dù xây dựng dưới hình thức “chìa khóa trao tay”, phía nước ngoài đảm nhận rất nhiều công đoạn, VN vẫn phải có chương trình đào tạo rất sớm, khoảng 13 năm trước khi có nhà máy. Hiện cả nước có khoảng gần trăm cán bộ am hiểu về lĩnh vực này, nhưng phần lớn trong số họ sắp về hưu, chỉ có khoảng chục cán bộ trẻ đang được đào tạo ở nước ngoài.

Source: VNE

Read full post...

Nên hay không xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam?

15/04/2005
Nhu cầu sử dụng năng lượng điện của Việt Nam ngày càng lớn. Các nhà máy thủy điện đang hoạt động cầm chừng vì thiếu nước do hạn hán. Các nhà máy nhiệt điện cũng sẽ cạn kiệt nhiên liệu trong tương lai gần. Đứng trước nguy cơ thiếu năng lượng điện, một câu hỏi đặt ra là Việt Nam có nên xây dựng nhà máy điện hạt nhân hay không khi mà khoa học kỹ thuật, nguồn lực con người về hạt nhân của chúng ta còn thiếu và yếu? Về vấn đề này, rất nhiều độc giả đã gửi ý kiến về VietNamNet.

Ho ten: Tưởng Bình Minh
Email: tuongbminh@yahoo.com
Noi dung: Không phải đến bây giờ, khi hạn hán đang hoành hành, buộc các nhà máy thủy điện hoạt động cầm chừng thì câu hỏi "Liệu Việt Nam có nên xây dựng nhà máy điện hạt nhân hay không?" mới trở thành một vấn đề bức xúc. Chúng ta phải có một chiến lược dài hơi, vài chục năm về năng lượng để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của một nền kinh tế đang phát triển chứ không phải thấy hôm nay hôm kia thời tiết đổi thay, nước tới chân mới nhảy.

Thực tế hiện nay, Việt Nam mỗi năm thiếu đến 2 ngàn MW, nhu cầu điện năng tăng 13% mỗi năm, chúng ta phải nhập khẩu điện trực tiếp hoặc phải mua than, khí, dầu hỏa... nhằm vận hành các nhà máy nhiệt điện. Chúng ta phải bỏ ra một số tiền lớn để mua năng lượng. Công nghiệp không thể thiếu điện, càng không thể để phần lớn nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào thời tiết, vào giá cả các loại chất đốt, vào đối tác bán điện... trên thị trường thế giới. Tôi ủng hộ việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở nước ta.

Việc lựa chọn năng lượng nguyên tử vẫn là xu hướng chung của các nước trên thế giới, tuy rằng đây đó vấn có nhiều lo ngại về tính an toàn về kỹ thuật cũng như là các tác động đối với môi trường của các chất thải. Nhưng trước sau Việt Nam cũng phải xây dựng nhà máy điện hạt nhân, không vào những năm 2020 thì phải vào những năm 2030. Không thể lùi mãi một cách bị động được. Vấn đề ở đây là phải chọn địa điểm đặt nhà máy, chọn công nghệ sao cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Vấn đề cũng tương tự đối với việc xây dựng các nhà máy lọc dầu. Nước ta là nước xuất khẩu dầu thô nhưng trớ trêu thay, vẫn là một nước nhập khẩu xăng dầu đã qua chế biến. Không hiểu đến bao giờ thì số phận của các nhà máy lọc dầu của nước ta mới được định đoạt khi Chính phủ vẫn chưa quyết liệt, vẫn chưa có đường hướng rõ ràng trong tiến trình xây dựng.

Ho ten: Do Quyet Thang
Email: chienthang1997@yahoo.de
Noi dung: Tôi có vài ý kiến như sau: Thứ nhất về thủy điện, nguồn nước của nước ta 60% phụ thuộc vào nước ngoài. Thứ hai, nhiệt điện than trong tương lai còn nhiều cố gắng mới không bị ô nhiễm môi trường và một đất nước không nên phụ thuộc vào một loại hình cung cấp. Thứ ba, nhiệt điện khí đốt không phải là nguồn cung cấp vô tận. Các nguồn cung cấp khác trong vòng 50 năm nữa không thể cung cấp đủ cho nhu cầu của con người như gió, thủy triều và mặt trời. Hy vọng trong tương lai không xa, con người có thể làm chủ được nguồn ánh sáng mặt trời. Chính vì vậy, chuyện xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong thời gian tới là việc làm cần thiết và cấp bách cho nhu cầu phát triển của đất nước.

Ho ten: Chi Tam
Dia chi: Moscow
Email: chitam@online.ru
Noi dung: Tôi đã từng ở Liên Xô và Nga trên 20 năm, chứng kiến vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl năm 1986 và những hậu quả nghiêm trọng của nó đối với Liên Xô cũ và Châu Âu cho tới tận bây giờ. Trong mối liên hệ đó, tôi nghĩ một đất nước dài hẹp, đông dân như Việt Nam, chỉ cần một sự cố cũng sẽ là một đại thảm họa không những cho Việt Nam mà cho cả Đông Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương trong hàng chục năm.

Tôi không hiểu biết nhiều về ngành điện nhưng thiết nghĩ nước ta có nhiều nguồn thủy lực để tạo ra thủy điện. Việt Nam lại nằm ở vùng nhiệt đới, nắng nhiều, nhất là miền Trung và miền Nam nên có triển vọng phát triển nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió... Còn nói về một nhà máy điện nguyên tử thì quả thực tôi băn khoăn vì lý do an toàn trong khai thác, vận hành.

Một điều nữa cũng khiến tôi băn khoăn, nếu Việt Nam đi vào con đường năng lượng nguyên tử thì liệu điều đó có thể trở thành cái cớ để các thế lực thù địch lợi dụng để làm khó dễ như làm với Iran và Bắc Triều Tiên hay không?

Ho ten: Lê Tỷ Khánh
Dia chi: Phú Yên
Email: le_ty_khanh@hotmail.com
Noi dung: Theo tôi trong 10-20 năm nữa chúng ta chưa cần xây nhà máy điện hạt nhân. Bởi nhà máy điện hạt nhân tiềm ẩn nguy cơ rủi ro khá cao, đòi hỏi trình độ hiểu biết và quản lý về lĩnh vực hạt nhân, khả năng phản ứng và xử lý khi xảy ra sự cố. Các nước trên thế giới như Nhật, Mỹ, Nga... vẫn thường xuyên xảy ra các sự cố hạt nhân và hàng năm vẫn có các nhà máy điện hạt nhân phải đóng cửa. Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, nguồn năng lượng mặt trời và gió rất phong phú, vào mùa hè khô hạn nhưng nắng và gió có thừa, tại sao chúng ta không biết tận dụng? Tôi thiết nghĩ điều đó nằm trong tầm tay chúng ta.

Ho ten: Trần Ngọc Thuận Minh
Email: titoedave@yahoo.com
Noi dung: Tôi không đồng ý xây dựng nhà máy điện hạt nhân bởi các lý do sau: Thứ nhất, Ninh Thuận là quê hương của tôi, do đó, tôi sẽ có cảm giác bất an nhiều hơn những người đi từ nơi khác đến xây dựng nhà máy điện hạt nhân và đi về. Thứ hai, trong bài viết có nói đến các nước châu Á đang vận hành, đang xây dựng các nhà máy điện hạt nhân thế nhưng bài viết không đề cập đến các nước châu Âu đang từ bỏ việc xây dựng cũng như đang đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân vì lý do an toàn. Thứ ba là chẳng có điều gì chứng tỏ nhà máy điện hạt nhân sắp xây dựng mang tính an toàn tuyệt đối, nếu xét đến các công trình lớn của nước ta hiện nay.

Ho ten: Tran Thang
Dia chi: An Dong, An Duong, Hai Phong
Email: tranvanthang1024@vnn.vn
Noi dung: Việt Nam cần có quyết định sớm cho tương lai. Khi đất nước càng phát triển, nhu cầu năng lượng sẽ tăng lên, các nguồn năng lượng thủy điện và nhiệt điện sẽ không thể đáp ứng được. Vì vậy, đất nước ta cần có nhà máy điện hạt nhân.

Ho ten: Huỳnh Thúc Ấn
Dia chi: K21/23 OIK, Da Nang
Email: huynhthucan@gmail.com
Noi dung: Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân là hết sức cần thiết trong bối cảnh đất nước ta còn gặp nhiều thiếu thốn về thủy điện và nhiệt điện. Vấn đề đáng quan tâm là chúng ta phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân sinh sống quanh khu vực nhà máy điện.

Ho ten: Phạm Hồng Phong
Email: phamphong_tn@yahoo.com
Noi dung: Tôi là sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, chuyên ngành về Tự động hoá. Là một trong những người chủ nhân tương lai của đất nước, tôi rất quan tâm đến các vấn đề phát triển của đất nước. Theo tôi được biết thì nước ta mới có một lò phản ứng hạt nhân ở Đà Lạt, nhưng công suất rất thấp, chủ yếu là phục vụ cho các nghiên cứu khoa học trong ngành. Tương lai những nguồn năng lượng mới sẽ thay thế cho những nguồn năng lượng hiện tại và năng lượng hạt nhân là một trong những nguồn năng lượng có tiềm năng khai thác hết sức lớn lao mà con người chúng ta mới chỉ khai thác được một phần nhỏ của nó.

Ở các nước công nghiệp phát triển việc sử dụng năng lượng hạt nhân đã khá phổ biến. Việt Nam chúng ta cũng nên đi theo xu hướng chung này. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở nước ta vẫn còn có nhiều khó khăn và bất cập, chẳng hạn như việc tìm địa điểm đặt nhà máy, rồi tâm lý của người dân... Quả thật để có thể tìm được nguồn năng lượng thay thế trong tương lai thật là cấp thiết. Với tình trạng này, trong tương lai nước ta cũng sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng giống như Trung Quốc và các nước đang phát triển khác bây giờ.

Ho ten: Vu Cong Toan
Dia chi: 19 Ton Duc Thang, Ha Noi
Email: toanvc@yahoo.com
Noi dung: Theo tôi chưa nên xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Việt Nam vì đội ngũ kỹsư của chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm về điện nguyên tử.

Ho ten: Nguyễn Úy
Dia chi: USA
Email: unguyen@sunutra.com
Noi dung: Sao chúng ta không nói đến các chất thải từ nhà máy điện hạt nhân và cách xử lý nó? Đây là vấn đề quan trọng về mặt lâu dài.

Email: traiheogiong@yahoo.com
Noi dung: Rõ ràng theo tôi thì việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân rất cần thiết, nhất là trước tình hình hạn hán như lúc này điều ấy càng cấp bách hơn. Thử nghĩ xem đến một lúc nào đó tất cả các nhà máy thủy điện ngừng hoạt động vì thiếu nước thì tình hình sẽ như thế nào? Đúng là xây dựng nhà máy điện hạt nhân nguy hiểm thật. Nhưng tôi tin nguy hiểm ấy chỉ xuất phát từ yếu tố con người mà thôi. Nếu trong quá trình xây dựng không có chuyện "rút ruột công trình", trong quá trình vận hành có những chuyên gia giỏi và luôn học tập từ nước ngoài thì sẽ an toàn. Vì thế, tôi tin xây dựng nhà máy điện hạt nhân rất cần thiết và nên thực hiện càng sớm càng tốt.

Ho ten: Dương Thanh Phuong
Dia chi: 12 Nguyễn Hoành, Vĩnh Trường, Nha Trang, Khánh Hòa
Email: dthanhphuong2000@yahoo.com
Noi dung: Tôi biết rất nhiều nước trên thế giới đã có điện hạt nhân (ĐNH), với kỹ thuật hiện đại tôi thấy ĐHN rất an toàn, có thể mọi người lo sợ xảy ra như vụ Chernobyl. Tôi nghĩ đây là tai nạn mà qua đó chúng ta có một cách đề phòng hữu hiệu. Bằng công nghệ hiện đại chúng ta có thể chế ngự được hạt nhân. Tuy chi phí đầu tư ban đầu là rất lớn nhưng nhờ tính chất đặc trưng là tạo phản ứng dây chuyền tái tạo nguyên liệu nên về lâu dài ĐNH vẫn rẻ hơn.

Vấn đề con người chúng ta không phải lo, người Việt Nam cần cù chịu khó sẽ không mấy khó khăn khi học hỏi và tiếp xúc với công nghệ mới. Tôi chỉ phân vân một điều là xây dựng nhà máy ĐNH có ảnh hưởng gì tới chính trị thế giới hay không khi hạt nhân cho dân dự và quân sự lẫn lộn nhau. Đất nước chúng ta có giống như Iran hay CHDCND Triều Tiên hay không? Hy vọng với mục đích hòa bình chúng ta có thể cải thiện tình hình năng lượng hiện nay.

Ho ten: Nguyễn Hoàng Tuyên
Dia chi: K45 Kinhtế & Quản ly môi trường, DHKTQD
Email: songtrenphatamgiang1957@yahoo.com
Noi dung: Việt Nam cần phải xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Hiện nay vấn đề về năng lượng của Việt Nam rất đáng quan tâm. Không thể nào cứ đến mùa khô là cắt giảm điện vùng này để tập trung cho vùng khác được. Cùng với nhịp độ phát triển chung thì tất cả các vùng đều cần điện. Mặt khác điện nguyên tử khi xây dựng sẽ cho sản lượng cao và ít ảnh hưởng tới thiên nhiên nếu chúng ta đảm bảo đúng tiêu chuẩn an toàn. Điều này Việt Nam hoàn toàn có thể làm được.

Ho ten: Nguyen Duc Dung
Dia chi: Hai Duong
Noi dung: Tại sao trong khi các nước phát triển như Mỹ, Nga... đang hạn chế và tiến tới loại bỏ điện hạt nhân vì sự nguy hiểm lâu dài đến cuộc sống thì Việt Nam lại đi vào vết xe đổ đó trong khi các công nghệ điện sạch khác đang phát triển như năng lượng điện từ gió, mặt trời...? Mặc dù chi phí khá lớn nhưng vì tương lai của đât nước và thế hệ trẻ chúng ta nên đầu tư.

Ho ten: Nguyen Khac Viet
Dia chi: Hai Phong
Email: haiau78hp@yahoo.com
Noi dung: Theo tôi, Việt Nam cần tiến hành khảo sát và lập dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ngay từ bây giờ để có thể bảo đảm nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế trong tương lai. Tuy nhiên cần hết sức chú ý đến những giải pháp an toàn của nhà máy điện hạt nhân bởi chúng ta đã từng chứng kiến nhiều thảm họa hạt nhân ở các nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó chúng ta cần tìm kiếm những nguồn năng lượng khác ngoài hạt nhân để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Ho ten: Nguyễn Công Tú́
Dia chi: Đại học Thủy lợi Hà Nội
Email: nguyencongtu712@yahoo.com
Noi dung: Với tình trạng thiếu điện trầm trọng và giá điện có xu hướng ngày càng tăng như hiện nay thì sản xuất điện hạt nhân là cần thiết. Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại mà phải tiết kiệm điện thì thật vô lý. Trong thời buổi TV, tủ lạnh, máy lạnh, đồ điện gia dụng... ngày càng nhiều, giá ngày càng rẻ, người dân có điều kiện để dùng, cải thiện đời sống thì điện là quan trọng nhất thì lại thiếu. Nếu dùng nhiều điện thì tốn tiền. Giá điện tăng sẽ kéo theo sự tăng giá của nhiều thứ khác. Do đó giải pháp điện hạt nhân là cần thiết và cần triển khai càng sớm càng tốt.

Ho ten: Trần Như Hiện
Dia chi: Lớp cơ khí ô tô A, K43, DHGTVTHN
Email: oliverkahn_gt@yahoo.com
Noi dung: Theo tôi thì năng lượng điện Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng báo động. Với thực trạng tài nguyên than và hạn hán thì việc có những nhà máy điện nguyên tử ở nước ta là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Tôi mong muốn Quốc hội sớm thông qua vấn đề này để nhà máy điện hạt nhân sớm trở thành hiện thực. Đó là điều rất cần thiết cho đất nuớc.
Source: VNN
Read full post...

Xu thế điện hạt nhân: Thế giới vẫn phân cực!

26/05/2004
Điện hạt nhân đã có lịch sử 50 năm, đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia và góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quan điểm của con người hiện vẫn chia thành hai cực: ủng hộ và chống đối.

Bức tranh điện hạt nhân toàn cầu
Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), vào cuối năm 2002, toàn thế giới có 441 nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) đang hoạt động. Những nhà máy này cung cấp 16% tổng sản lượng điện toàn cầu năm 2002, hay 2.574 tỷ KWh.

Trong năm 2002, cũng đã có thêm sáu nhà máy ĐHN được đưa vào hoạt động thương mại, trong đó có bốn ở Trung Quốc, một ở CH Séc và một ở Hàn Quốc.

Bảy nhà máy ĐHN khác đã được khởi công xây dựng trong năm 2002, trong đó có sáu ở Ấn Độ, một ở CHDCND Triều Tiên, đưa tổng số nhà máy đang được xây dựng trên toàn thế giới là 32.

Trong năm 2002, cũng đã có bốn nhà máy ĐHN ngừng hoạt động, với hai ở Bulgaria và hai ở Anh.

Việc mở rộng hiện tại cũng như triển vọng tăng trưởng ĐHN trung và dài hạn tập trung ở châu Á. Trong tổng số 32 lò phản ứng hiện đang được xây dựng trên toàn thế giới, 19 nằm tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và CHDCND Triều Tiên. Ở châu Á, năng lực và công suất ĐHN là lớn nhất ở Nhật (54 nhà máy) và Hàn Quốc (18 nhà máy). Cả hai nước này đều thiếu tài nguyên năng lượng và sự lo ngại về an ninh năng lượng cũng như việc đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng đã làm cho việc xây dựng các nhà máy ĐHN mới càng trở nên cạnh tranh hơn về kinh tế.

Tại Tây Âu, có 146 lò phản ứng. Civaux-2 của Pháp là lò mới nhất gia nhập vào mạng lưới ĐHN từ năm 1999. Cùng với sự nâng cấp và mở rộng, tổng công suất chắc chắn sẽ vẫn ở gần mức hiện nay mặc dù Bỉ, Đức và Thuỵ Điển đã quyết định loại bỏ ĐHN.

Khả năng lớn nhất đối với công suất mới nằm tại Phần Lan. Vào tháng 5/2002, Quốc hội Phần Lan phê chuẩn ''quyết định trên nguyên tắc'' của chính phủ về xây dựng nhà máy ĐHN thứ năm. Tháng 9/2002, Công ty TVO mời thầu. Đông Âu và các quốc gia thuộc Liên Xô (cũ), mới độc lập, có 68 nhà máy ĐHN đang hoạt động và thêm mười nhà máy đang được xây dựng. Tại Nga, có 30 nhà máy ĐHN và ba nhà máy khác đang được xây dựng

Không có nhà máy ĐHN mới nào được triển khai tại Mỹ kể từ năm 1978 mặc dù nhiều nhà máy, đã ngừng hoạt động, được tái khởi động kể từ năm 1998. Trọng tâm của năm 2002, 2003 là gia hạn giấy phép và cải tạo. Chính sách năng lượng mới của Mỹ, được tuyên bố vào tháng 5/2001, ủng hộ mở rộng năng lượng hạt nhân. Tháng 2/2002, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ tuyên bố Chương trình ĐHN 2010, với mục tiêu sẽ có một nhà máy ĐHN mới đi vào hoạt động ở nước này trước cuối năm 2010. Chiến lược này còn bao gồm cả sự chấp thuận của Tổng thống Mỹ George W. Bush, tiếp tục phát triển địa điểm đổ chất thải hạt nhân ở dãy núi Yucca, bang Nevada. Quốc hội Mỹ cũng đã phê chuẩn việc này.

Ở Canada, việc mở rộng sản xuất ĐHN ngắn hạn có thể diễn ra dưới hình thức tái khởi động một vài hoặc tất cả tám nhà máy (trong tổng số 22 nhà máy) hiện đã bị đóng cửa.

Tại châu Phi, có hai nhà máy ĐHN đang hoạt động và cùng nằm ở Nam Phi. Tại Mỹ La tinh, có sáu nhà máy, chia đều cho ba nước Argentina, Brazil và Mexico.

Chống đối và ủng hộ

Lithuania hiện là nước có tỷ trọng ĐHN cao nhất thế giới (80,1%), tiếp đến là Pháp (78%), Slovakia (65,4%) và Bỉ (57,3%).

ĐHN cung cấp nguồn năng lượng rẻ tiền, thay thế điện năng được sản xuất từ nhiên liệu hoá thạch. Nó có thể cung cấp điện năng với giá thấp hơn 50-80% so với các nguồn năng lượng truyền thống, giải quyết tình trạng thiếu điện cũng như thoả mãn nhu cầu gia tăng trong tương lai. Ngoài ra, lò phản ứng hạt nhân thực sự không phát thải khí nhà kính, góp phần kiềm chế nạn ấm hoá toàn cầu và thay đổi khí hậu.



Tuy các nhóm chống ĐHN cho rằng không có mức phóng xạ an toàn song theo TS vật lý Travis Norsen của Mỹ, các nguồn phóng xạ lớn đều là tự nhiên và có mặt ở khắp mọi nơi: Con người liên tục phơi nhiễm với phóng xạ từ các tia vũ trụ ở tầng trên của khí quyển và các nguyên tố phóng xạ tự nhiên trong lòng đất. So với những nguồn này, phóng xạ từ nhà máy ĐHN không đáng kể. Mức bức xạ trung bình hàng năm mà người Mỹ phơi nhiễm là 360 millirem, trong đó 300 millirem có nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên chẳng hạn như radon. Trái lại, con người chỉ nhận được 0,01 millirem phóng xạ mỗi năm do sống cách nhà máy ĐHN 15m. Ngay cả một chiếc máy bay cũng làm cho con người tiếp xúc 3 millirem mỗi năm trong khi mức phơi nhiễm từ X-quang trong y học là 20 millirem mỗi năm.

Các nhóm chống đối cũng cho rằng các nhà máy ĐHN tạo ra chất thải phóng xạ gây chết người, vì vậy họ kịch liệt phản đối việc vận chuyển chúng, đặc biệt là nhóm Hoà Bình Xanh. Trong khi đó, những người ủng hộ, đặc biệt là các nhà khoa học, cho rằng chất thải phóng xạ không phải là một điểm yếu mà là một đặc thù của năng lượng hạt nhân. So với lượng thải khổng lồ của nhiên liệu hoá thạch vào khí quyển, lượng chất thải hạt nhân là nhỏ, không đáng kể và có thể cất giữ mà không gây nguy hại cho con người và môi trường. Phần lớn nhiên liệu đã qua sử dụng được giữ lại nhà máy. Chất thải ở mức cao được xếp trong thùng thép dày chống ăn mòn và đặt sâu trong lòng đất - nơi có kiến tạo ổn định, và được theo dõi cẩn thận. Các nhà khoa học khẳng định rằng các khu chôn cất đó an toàn trong hàng thiên niên kỷ, cho tới khi có... công nghệ xử lý được mọi người chấp nhận.

Trong suốt bốn thập kỷ qua, ngành công nghiệp hạt nhân thế giới đã thực hiện trên 20.000 chuyến hàng với hơn 50.000 tấn vật liệu hạt nhân (chất thải, nhiên liệu qua sử dụng và nhiên liệu mới) song chưa hề gây rò thoát phóng xạ, thậm chí cả khi có tai nạn. Những quy định quốc gia và quốc tế khắt khe đòi hỏi việc vận chuyển phải sử dụng những thùng chứa đặc biệt có lớp vỏ thép dày, chịu được va chạm mạnh và chống được đập phá. Do có năng lượng khổng lồ trong khối lượng nhiên liệu uranium nhỏ nên nhiên liệu hạt nhân cần vận chuyển rất ít. Trái lại, những chuyến hàng nhiên liệu hoá thạch là một gánh nặng của vận tải quốc tế với mối đe doạ môi trường, nhất là hiểm hoạ tràn dầu.

Mặc dầu vậy, những lo ngại trên của các nhà chống đối năng lượng hạt nhân vẫn tiếp tục hình thành nên các chính sách của một số chính phủ. Chẳng hạn, vào tháng 2/2002, Quốc hội Đức đã thông qua đề nghị sửa đổi Luật Năng lượng Hạt nhân, bao gồm cả loại bỏ các nhà máy ĐHN. Luật này cấm xây dựng cũng như vận hành các nhà máy ĐHN mới, hạn chế thời gian hoạt động của các nhà máy ĐHN xuống còn 32 năm. Tháng 1/2003, Quốc hội Bỉ cũng thông qua dự luật hạn chế thời gian hoạt động của nhà máy ĐHN xuống còn 40 năm.

Trong cuộc trưng cầu dân ý về những sáng kiến chống hạt nhân năm 2003, người Thuỵ Sĩ đã ủng hộ phương án giữ các nhà máy ĐHN. 80% người Thuỵ Điển muốn duy trì hoặc mở rộng ĐHN. Gần 3/4 dân chúng Nhật Bản ý thức được giá trị năng lượng hạt nhân.

Lịch sử điện hạt nhân

Lịch sử phát triển ĐHN trên thế giới đã trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn những năm 1950-1960 là giai đoạn khởi đầu, khi công nghệ chưa được thương mại hoá. Điện lần đầu tiên được sản xuất bằng năng lượng hạt nhân vào ngày 20/12/1951 tại lò thử nghiệm EBR-1 của Mỹ và thắp sáng được bốn bóng đèn. Tổ máy ĐHN đầu tiên là lò graphit nước nhẹ 5MW(e) tại Obninsk của Nga, bắt đầu hoạt động năm 1954 và ngừng hoạt động ngày 30/4/2002. Calder Hall tại Anh là nhà máy ĐHN quy mô công nghiệp đầu tiên trên thế giới bắt đầu vận hành năm 1956 và đóng cửa tháng 3/2003. Phát triển ĐHN chủ yếu nhằm mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ và xây dựng tiềm lực hạt nhân bảo đảm an ninh quốc gia.

Giai đoạn 1970-1980, nhiều quốc gia đẩy nhanh tốc độ phát triển ĐHN khi công nghệ đã được thương mại hoá cao và do khủng hoảng dầu mỏ. Tỷ trọng ĐHN toàn cầu tăng gần hai lần, từ 9% lên 17%. Lò Unterweser 1.350 MWe ở Đức bắt đầu sản xuất điện từ năm 1978 và đến nay tổng sản lượng điện là 221,7 tỷ KWh, nhiều hơn so với bất kỳ lò nào khác.

Bước vào thập niên 1980 và 1990, sau sự cố Chernobyl, sự phản đối của công chúng, các yếu tố chính trị và sự cạnh tranh yếu về kinh tế do việc tăng cao các yêu cầu về an toàn đã làm cho tốc độ xây dựng điện hạt nhân giảm mạnh, một số nước có chủ trương loại bỏ ĐHN như Đức và Thuỵ Điển.

Giai đoạn từ đầu thế kỷ XXI tới nay, khi an ninh năng lượng có ý nghĩa quyết định và công nghệ ĐHN ngày càng được nâng cao thì xu hướng phát triển ĐHN đã có những thay đổi tích cực. Tầm nhìn 2020 của Mỹ về phát triển ĐHN đề nghị tăng 10.000MW cho 104 nhà máy ĐHN hiện có. Anh quay trở lại phát triển ĐHN do thiếu hụt năng lượng, trong khi Indonesia đã lập dự án khả thi và dự kiến sẽ đưa tổ máy ĐHN đầu tiên vào vận hành năm 2015.
Source: VNN
Read full post...

Xu hướng tăng trở lại của điện hạt nhân

17/06/2003
Theo số liệu mới nhất được IAEA công bố, sản xuất điện hạt nhân của thế giới tăng nhẹ trong năm ngoái, đạt sản lượng 2.574 tegawatt giờ (TWh = 1 tỷ Wh), so với 2.544 TWh của năm 2001.

Mặc dù có vô số lời chỉ trích về sự an toàn của điện hạt nhân, song xu hướng sử dụng năng lượng điện hạt nhân vẫn trở thành một lựa chọn tất yếu của nhiều quốc gia. Thêm nữa, do tác động của thời điểm trước chiến tranh Iraq, hầu hết các quốc gia có điện hạt nhân đều muốn tự mình quyết định nguồn năng lượng của chính mình.

IAEA công bố, có 441 tổ máy điện hạt nhân đang vận hành trên thế giới tính đến cuối năm 2002, so với 438 của năm trước. Tổng công suất phát điện là 359.000 MW so với 355.000 MW của năm 2001.

Trong năm 2001 có 6 tổ máy được hoà lưới điện quốc gia, gồm 4 của Trung Quốc (tổ máy 1 của Qinshan II, tổ máy 1 của Qinshan III, Ling Ao-1 và -2), một của Hàn Quốc (Yonggwang-6) và 1 của Czech (Temelin-2).
Trong năm 2002 có 7 tổ máy hạt nhân bắt đầu được khởi công, gồm 6 ở Ấn Độ và một ở CHDCND Triều Tiên (theo kế hoạch là 2 tổ máy thuộc dự án KEDO), đưa tổng số các tổ máy đang xây dựng lên 32 chiếc (trong đó ở Nga có 3 tổ máy).

Không hẳn là xu hướng này trở thành một làn sóng sử dụng điện hạt nhân trên toàn thế giới. Cũng có những tổ máy ngừng hoạt động vì nhiều lý do.

Tính riêng năm 2001, có 4 tổ máy chấm dứt hoạt động, bao gồm 2 ở Bulgaria và 2 ở Anh, hầu hết là do quá hạn sử dụng (riêng tổ máy của Anh quốc đã sử dụng 40 năm và cho sản lượng điện 70 TWh).

Hiện nay, 10 quốc gia có tỷ trọng điện hạt nhân cao nhất gồm: Lithuania (80.1%), Pháp (78%), Slovakia (65.4%), Bỉ (57.3%), Bulgaria (47.3%), Ukraine (45.7%), Thuỵ điển (45.7%), Slovenia (40.7%), Armenia (40.5%) và Thuỵ sĩ (39.5%).

Các con số thống kê đều cho thấy xu hướng sử dụng điện hạt nhân có chiều tăng nhẹ. Theo ý kiến của các chuyên gia năng lượng thế giới, nguồn năng lượng điện hạt nhân vẫn chiếm ưu thế về tiết kiệm nhiên liệu và sạch so với nguồn năng lượng truyền thống. Tuy nhiên, do những yếu tố an toàn mà điện hạt nhân đã rơi vào thời gian ''ngủ đông'', đặc biệt là sau thảm hoạ Chernobyl.

Các quốc gia có chủ trương dẹp bỏ điện hạt nhân đều gặp những khó khăn nhất định trong việc phải bù lại phần năng lượng thiếu hụt. Khó có thể nói rằng thời điểm của điện hạt nhân đã đến, thế nhưng cũng không thể phủ nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ của nó.

Soure: VNN
Read full post...
Add to Technorati Favorites

From vituyen blog