Sunday, December 7, 2008

Nuclear power: Should Vietnam build 4 reactors at once?

VietNamNet Bridge – Scientists have been debating about whether to build one reactor in the immediate future or multiple reactors at the same time.

According to the draft plan of the Ministry of Industry and Trade on nuclear power development, Vietnam will build two nuclear power plants in the southern province of Ninh Thuan with four reactors, each with the capacity of 1,000 MW. The reactors will be put into operation between 2020 and 2024.

One reactor is a good start

Nuclear power proves to be a suitable solution as the world is facing an energy crisis, so the country’s plan to develop nuclear power after 2020 is considered a reasonable strategy.

Prof Dr Pham Duy Hien, former Head of the Vietnam Nuclear Energy Institute, said that in the first period of nuclear power development, Vietnam should have one reactor only. It would be able to learn much from the reactor’s operation which would serve the construction and operation of other reactors in the future.

The success of the first nuclear reactor would lay the foundation for the development of nuclear technology in Vietnam.

Hien said that one of the problems of nuclear power plants is safety. The safety level of nuclear power plants not only depends on technologies, but also on management and organisational skills, and the qualifications of staffs.

One of the four reactors Vietnam is scheduled to have after 2020 has 6,000 times the heat capacity of the Da Lat reactor, while the volume of radioactive substance in the reactor is several times higher.

If Vietnam wants to be able to generate electricity by 2020, it has to kick off the construction of nuclear power plants no later than 2015, which also means that Vietnamese experts need to begin working on the plants right now. Meanwhile, experts say that it takes 15 years at least to train and choose the persons who can be assigned the heavy responsibility of operating the power plants.

In general, experts have voiced the same concern that building four reactors at the same time proves to be too risky, beyond the capacity of Vietnam.

In the history of the world’s nuclear power development, no country has reportedly entered the nuclear power development period with four reactors at the same time. Meanwhile, the Ministry of Industry and Trade of Vietnam drew up an ambitious plan with four reactors (4,000 MW) at once, which could account for 15% of total electricity output.

China began operating its first nuclear power plant in 1991. It only had the modest capacity of 300MW.

Safety first

Prof Dr Tran Dinh Long, Deputy Chairman of the Vietnam Power Association, said that building nuclear power plants is not as simple as building normal plants, and construction needs to be perfect. Scientists need to sit to discuss technologies, equipment and suppliers.

Dr Nguyen Ngoc Sinh, Chairman of the Vietnam Association of Natural Resources and the Environment, said that it is necessary to make a survey of possible impacts on the environment before carrying out the nuclear power plant project.

Nuclear power plants do not generate CO2 and waste, but this does not mean that they do not pollute the environment. A small plant problem is enough to cause serious impacts on the environment.

Meanwhile, Prof Chu Hao, former Deputy Minister of Science and Technology, suggested that if Vietnam’s demand is not really urgent, it should delay the construction of a nuclear power plant so that it can access more modern technologies.

In fact, with third-generation reactors, experts believe that a catastrophe like the one that occurred at Chernobyl is unlikely. However, accidents could still occur at different levels, especially if Vietnam’s management skills remain weak.

To date, Vietnam still has not decided which technologies to choose for the first nuclear power plant.

According to Dr Vuong Huu Tan, Head of the Vietnam Atomic Energy Institute, there are three scenarios:

Scenario 1: building a nuclear power plant in one place with two power generation units which have the total capacity of 2,000 MW and are put into commercial operation by 2019 or 2020.

Scenario: building nuclear power plants in two places with four power generation units (4,000 MW). One technology for the two places.

Scenario 3: building nuclear power plants in two places with four power generation units (4,000 MW). Two technologies for the two places.

Source: TBKTVN
Update from: http://english.vietnamnet.vn//reports/2008/10/809541/
Read full post...

Russia willing to help VN build nuclear power plant

Russia is willing to cooperate with Vietnam in building its first nuclear power plant, said an executive of Russia’s Rosatom Nuclear Energy State Corporation.

Valeri Rachkov, Director of Rosatom’s Scientific Policy Department, said during the International Nuclear Energy Exhibition which wrapped up in Hanoi on May 17 that Russian companies have good prospect of winning bids for building the first nuclear power plant in Vietnam as Russia has experiences in this field.

He noted that the Russian company Atomstroieksport is currently building five reactors overseas – two in India, one in Iran and two in Bulgaria – that make up nearly 20 percent of the world’s nuclear energy market.

However, the executive added that it is still too early to mention any specific plans as there will be fierce competition in the Vietnamese market.

On May 15 and 16, representatives from Rosatom and Atomstroieksport met with the Ministry of Science and Technology of Vietnam and the Vietnam Atomic Energy Institute on the issue.

Vietnam ’s National Assembly is discussing a bill on nuclear energy. If the bill is approved in June, it will pave the way for the construction of the country’s first nuclear power plant and by 2020, the country’s first reactor will begin its operation.

The government’s power development plan sets the target that nuclear energy will make up at least 3 percent of the country’s power sources by 2020.
Source: CPV/VNA
Read full post...

Russia to help in Vietnam civil nuclear program

07 November 2008
MOSCOW — Russia wants to take part in Vietnam's planned nuclear energy program, Russia's Deputy Foreign Minister Andrei Denisov said Thursday following talks with Vietnam's Foreign Minister Pham Gia Khiem in Hanoi.

"We know that such plans were made in Vietnam, very daring and far-reaching plans. We hope that Russia will be among those who will work with Vietnam in this hi-tech area and continue the traditions of our cooperation," Denisov said in an interview to the ITAR-TASS news agency.

Last week, Russia and Vietnam signed oil and gas deals after trade talks in Moscow between the countries' presidents, as part of a broader effort by Russia to regain Soviet-era influence in the region.

While trade between Russia and Vietnam has grown in recent years, Russia's clout in the Southeast Asian country is still a shadow of Soviet-era levels.

Russian trade turnover with Vietnam was set to reach 1.5 billion dollars in 2007, Medvedev said, a figure dwarfed by the annual trade turnover between Vietnam and the United States of over 10 billion dollars.

Agence France Presse - November 7, 2008
Read full post...

Vietnam ready to go nuclear

01 Nov 2008
HANOI - Vietnam is ready to make a decision to establish a nuclear power programme, following careful research, said Head of the Vietnam Atomic Energy Institute Vuong Huu Tan.

Vietnam news agency (VNA) reported that at a workshop on nuclear power, which took place in Hanoi on Friday, Tan affirmed that developing infrastructural facilities for a nuclear power programme needs to undergo three stages and that actually making the decision is the very first step.

According to participants at the workshop, to successfully begin construction of the country's first nuclear power plant and carry out a long-term nuclear power development programme, Vietnam needs to develop human resources, an appropriate legal system and technical infrastructure, with the participation of related ministries and agencies.

This also forms part of the national energy development strategy, which runs until 2020, with a vision to 2050 which aims to produce nuclear electricity accounting for 15-20 percent of the country's total power output.

Bernama (.my) - November 1st, 2008
Read full post...

Seminar on Introduction of ATMEA and Nuclear Reactor ATMEA1

On 19 September 2008, the Seminar on Introduction of ATMEA and Nuclear Reactor ATMEA1, co-organized by the ATMEA S.A.S ATMEA, a joint venture by AREVA (France) and Mitsubishi Heavy Industries (Japan) - two of the world’s leading nuclear suppliers, and the Vietnam Atomic Energy Commission (VAEC) was held in Hanoi.
.
The ATMEA’s delegation led by Mr. Stefan vom Scheidt, Chairman and CEO of ATMEA, together with Mr. Makoto Kanda of MHI as Deputy CEO and other experts have been to Hanoi this time for holding the Seminar, which focused on the introduction of ATMEA, its expertise and its most important product - ATMEA1- a 1,100 MWe Generation III+ pressurized water reactor (PWR) that brings together innovative and proven nuclear technologies from both AREVA and MHI.

More than 70 Vietnamese participants from various nuclear related organizations/institutions such as the Office of Central Communist Party, Government Office, Ministry of Industry and Trade (MOIT), Ministry of Science and Technology (MOST), Ministry of Defense and Ministry of Security, VAEC, VARANS, EVN, IE have participated in the Seminar.

Dr. Vuong Huu Tan, Chairman of the VAEC, has delivered the opening remark, welcoming the distinguished experts from the ATMEA and the participants and making some introduction on the status of nuclear energy development program in Vietnam.

On this occasion, the ATMEA Delegation also paid courtesy call on Prof. Dr. Dang Vu Minh, Chairman of the Science, Technology and Environment Committee of the National Assembly. The ATMEA delegation were also received by the leaders of both MOIT and the MOST.

The ATMEA delegation paid an official visit to the VAEC on 17 Sep. 2008. Chairman of the VAEC, Prof. Vuong Huu Tan and other VAEC’s representatives warmly welcomed the delegation at the VAEC’s headquarter. Both sides discussed the advantageous of the ATMEA1 and hope to establish mutual cooperation in the future.
Source: VAEC
Read full post...

Thiếu an ninh ở các nguồn phóng xạ

29/11/2008
Hôm qua 28.11, 52 cơ sở có sử dụng nguồn phóng xạ tại TP.HCM đã ký cam kết thực thi Quy chế 115 về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ. Đây là động thái hết sức cần thiết khi nguy cơ mất kiểm soát nguồn phóng xạ do công tác quản lý lỏng lẻo được các chuyên gia đánh giá là rất lớn.

Nguy cơ tiềm ẩn

Thạc sĩ Đinh Ngọc Quang, Trưởng phòng Pháp chế và thông tin, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: tại Việt Nam, các nguồn phóng xạ đã được ứng dụng từ lâu, song vấn đề đảm bảo an ninh đối với chúng vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết. Nhiều cơ sở y tế chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo đảm an ninh và chưa có biện pháp quản lý về hành chính và kỹ thuật cần thiết đối với nguồn phóng xạ. Hiện có gần 50% các cơ sở bức xạ do các doanh nghiệp tư nhân quản lý nên Nhà nước khó kiểm soát. Ngoài ra, còn có những trường hợp cơ sở có chứa nguồn phóng xạ đã giải thể nhưng không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước. Đây là nguyên nhân dễ dẫn đến sự trôi nổi nguồn phóng xạ một cách nguy hiểm.

Thạc sĩ Quang cũng thông tin, do chưa có kho quốc gia cho nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, nên hầu hết các cơ sở bức xạ buộc phải lưu giữ tạm thời các nguồn phóng xạ ngay tại cơ sở mình, thường được đặt trong nhà kho cùng với các thiết bị vật tư cũ khác. Vì thế, dẫn đến khả năng kẻ xấu không nhận thức được đó là chất phóng xạ nguy hiểm, cứ nghĩ là tài sản thông thường và lấy cắp. Một số vụ mất nguồn phóng xạ đã xảy ra trong mấy năm gần đây như ở Viện Công nghệ xạ hiếm, Công ty xi măng Việt Trung, Công ty xi măng Sông Đà… không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, mà còn gây ra những hậu quả kinh tế đối với cơ quan, doanh nghiệp để xảy ra sự cố và gây tâm lý hoang mang đối với cộng đồng.

TS Ngô Đặng Nhân (Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân) dẫn chứng thêm: trên thế giới đã từng xảy ra thiệt hại nghiêm trọng do nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát gây ra. Như trường hợp xảy ra tại Brazil, nguồn xạ trị của một cơ sở y tế bị bỏ quên khi cơ sở này chuyển sang địa điểm mới. Những người thu mua phế liệu đã nhặt được nguồn và đập vỡ vỏ nguồn. Chất phóng xạ bên trong nguồn đã phát tán, vùng bị nhiễm xạ rộng khoảng 1 km2, gây ảnh hưởng đến khoảng 1 triệu dân, trong đó có gần 113.000 người được theo dõi. Sự cố đã làm cho 271 người bị nhiễm phóng xạ, trong đó có 4 người bị chết trong vòng 1 tháng. Brazil phải mất 10 năm để khôi phục lại hoạt động bình thường của thị trấn bị nhiễm xạ này.

Một số sự cố tương tự cũng đã từng xảy ra ở Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ và gần đây là tại Samut Prakarn (Thái Lan, năm 2000) khi nguồn xạ trị không còn sử dụng đã bị lấy cắp để bán sắt vụn. Tại Việt Nam, tình trạng quản lý lỏng lẻo đã dẫn đến việc mất nguồn phóng xạ tại Viện Công nghệ xạ hiếm (Hà Nội, tháng 5.2007), khi một công nhân lấy cắp nguồn để bán phế liệu, gây nhiễm xạ. “Rất may nguồn phóng xạ này chỉ là Eu-152, hoạt độ không cao, đã được phát hiện và xử lý kịp thời” – TS Nhân cho hay.

Theo TS Nhân, tình trạng quản lý lỏng lẻo ở một số cơ sở có nguồn phóng xạ là nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến những sự cố tương tự. Trong lĩnh vực y tế, hiện có 22 nguồn phóng xạ hoạt động có mức độ nguy hiểm cao tại 13 cơ sở y tế, đồng thời có 562 nguồn phóng xạ lưu kho chờ chôn thải. Nhưng điều lo ngại là các kho chứa nguồn phóng xạ chưa được thiết kế bảo đảm an ninh.

Còn đối với các cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ di động để chụp ảnh bức xạ công nghiệp, đo mật độ, độ ẩm (trong công nghiệp) cũng còn nhiều bất cập trong việc quản lý an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ. Tại hội nghị, TS Ngô Đặng Nhân đã cho các đại biểu xem những hình ảnh về sự quản lý lỏng lẻo các nguồn phóng xạ, như trường hợp nguồn Gamma cell được lưu giữ tại nhà kho với cửa sắt và khóa không an toàn, hay một đầu máy xạ trị đã qua sử dụng được để trong kho cùng với nhiều loại vật tư, thiết bị khác.

Làm gì để bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ?

Hiện TP.HCM có tổng cộng 644 nguồn phóng xạ, trong đó có 208 nguồn đang được sử dụng (trong các lĩnh vực chẩn đoán và điều trị bệnh, trong công nghiệp, trong chiếu xạ thực phẩm, địa chất, thủy văn và các cơ sở nghiên cứu khoa học) và 436 nguồn đang được lưu trữ. Cơ sở có nguồn phóng xạ nhiều nhất là Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM. PGS.TS Phan Minh Tân (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) nhận định: Ở đâu công tác quản lý nguồn phóng xạ bị gián đoạn, lơi lỏng thì ở đó, sự cố mất nguồn phóng xạ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Nguồn phóng xạ bị thất lạc, phát tán ra môi trường, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra các bệnh hiểm nghèo (máu trắng, ung thư…) dẫn đến chết người khi tiếp xúc với nguồn. Do đó, việc tăng cường an ninh nguồn phóng xạ cho con người và xã hội là hết sức quan trọng.

TS Ngô Đặng Nhân cho biết, Bộ Khoa học và Công nghệ đang xem xét việc xây dựng kho quốc gia để lưu giữ chất thải phóng xạ và các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Trong thời gian chờ có kho quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ tạm thời giao cho Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân Hà Nội (ở miền Bắc) và Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (miền Nam) thực hiện lưu giữ khi các đơn vị có nhu cầu.

Khái niệm “an ninh nguồn phóng xạ” vì thế được đặt ra tại hội nghị, đó là việc thực hiện các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, đối phó với các hành vi chiếm đoạt, phá hoại, chuyển giao hoặc sử dụng bất hợp pháp nguồn phóng xạ và nguy cơ thất lạc nguồn phóng xạ. Ngày 23.7.2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 115/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, trong đó quy định trách nhiệm bảo đảm an ninh đối với nguồn phóng xạ kín có hoạt độ trên mức miễn trừ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

TS Ngô Đặng Nhân cho biết: Quy chế 115 quy định cấp độ nguồn phóng xạ với các mức nguy hiểm khác nhau để có những biện pháp bảo đảm an ninh. Chẳng hạn như đối với nguồn phóng xạ loại A (rất nguy hiểm) thì ngoài biện pháp phải có camera theo dõi, còn phải được kiểm đếm hằng ngày; nguồn phóng xạ loại B có mức độ nguy hiểm thấp hơn thì không cần có camera theo dõi, nhưng phải được kiểm đếm hằng tuần; nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm thấp hơn nữa thì phải được kiểm đếm 6 tháng một lần... Quy chế 115 cũng nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan sử dụng nguồn phóng xạ, nhằm hạn chế những người không có thẩm quyền tiếp cận các nguồn phóng xạ.


Source: thanhnien
Read full post...

Sẽ xây hai nhà máy điện hạt nhân

03/11/2008
Bộ Công Thương Việt Nam đang lập dự án xây hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, đặt tại tỉnh Ninh Thuận.

Tại một hội thảo quốc tế về điện hạt nhân ở Hà Nội hôm 31.10, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, TS. Vương Hữu Tấn, nói mỗi nhà máy có hai lò phản ứng và tổng công suất hai nhà máy khoảng 4000MW.

Dự kiến nếu được Quốc hội thông qua vào đầu năm sau, công việc xây dựng sẽ tiến hành vào 2012 và nhà máy đầu tiên đi vào hoạt động năm 2020.

Đây là một dự án gây tranh cãi, với ý kiến cho rằng không nên xây một lúc bốn lò phản ứng.

Chuẩn bị nhân lực

Nói với báo điện tử VietnamNet, Viện trưởng Vương Hữu Tấn cho biết Viện của ông cùng năm trường đại học đang đào tạo nhân lực ngành ứng dụng năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân.

Dự kiến một Trung tâm Đào tạo Hạt nhân cũng sẽ được thành lập.

Giới chức nói qua kết quả thăm dò ý kiến người dân, "đại đa số" đều ủng hộ điện hạt nhân.

Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ đặt ở huyện Ninh Phước, với tổng diện tích chiếm đất trên đất liền là 540ha, cộng thêm 310ha diện tích mặt nước ngoài biển.

Nhà máy số hai đặt ở huyện Ninh Hải, với diện tích 556ha trên đất liền.

Tập đoàn Điện lực VN (EVN) là chủ đầu tư Dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận.

Những người ủng hộ đề án nói rằng trong bối cảnh thiếu điện hiện tại, sản xuất điện hạt nhân là nhu cầu hợp lý.

Trong một dấu hiệu cho thấy nhiều người trong Quốc hội có vẻ đồng thuận, ông Nguyễn Đăng Vang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, nói Việt Nam đủ năng lực để vận hành nhà máy điện hạt nhân.

Ông Vang cũng nói với báo Tiền Phong: "Để quản lý vận hành một nhà máy như vậy, người ta chỉ cần có 11 người, chẳng lẽ đất nước ta không tìm được 11 người có kỷ luật cao, có đủ trí tuệ để làm việc đó."

Ông nhận xét chỉ cần 32 tháng để đào tạo cán bộ và rằng "từ nay đến 2020, còn 12 năm nữa, không lẽ chúng ta lại không đào tạo được mấy trăm người."

Trong khi đó, ông Lê Tuấn Phong - Phó Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công Thương) - bảo vệ chủ trương xây bốn lò hạt nhân cùng lúc.

Ông Phong cho rằng "chỉ xây một lò về quy mô kinh tế là không hợp lý".

Ý kiến khác

Tuy vậy, có những ý kiến không đồng tình kế hoạch xây bốn lò hạt nhân một lúc.

GS. Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, nói công khai trên báo rằng chỉ nên xây một lò trước.

Ông Hiển cáo buộc có những người muốn xây nhiều chỉ để "bán được nhà máy, sau đó sẽ tính tiếp!"

Lý do GS. Hiển đưa ra là Việt Nam không có đủ "người am hiểu, làm chủ được công nghệ phức tạp, lại có hệ thống luật pháp nghiêm minh, biết quản lý theo công nghiệp hiện đại".

GS. Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, cũng được dẫn lời cho rằng ít nhất 15 năm mới có thể đào tạo đủ nguồn nhân lực.


Mai
Theo xu thế của thế giới hiện nay, người ta tìm cách sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái sinh.

Ở nhiều nước châu Âu như Đức, chính phủ có dự án đóng cửa 2 nhà máy điện hạt nhân để giảm ô nhiễm. Ở Anh, mặc dù có thể xảy ra thiếu điện trong thời gian tới nhưng một số quan chức trong chính phủ đã kiên quyết nói không với việc xây dựng mới nhà máy điện hạt nhân.

Chất thải hạt nhân thật sự rất rất ô nhiễm và độc hại. Nhiều nước phát triển trên thế giới cũng đang đau đầu về chất thải hạt nhân.

Việt Nam là một nước nhiệt đới, trời nắng chang chang suốt ngày sao không phát triển năng lượng mặt trời cho sạch, an toàn và phù hợp với xu hướng hiện đại của thế giới nữa.

Có chuyên gia nước ngoài đã nói về VN "các bạn không có! nhà máy điện nguyên tử không có nghĩa là các bạn lạc hậu". Tui hoàn toàn không ủng hộ dự án này, mà thật sự có làm thăm dò hay không mà dám nói là "đại đa số người dân ủng hộ?"

Old Man
Tôi già rồi nhưng khi nghe tin VN dự kiến xây hai nhà máy điện hạt nhân thì mừng quá! Cầu trời cho tôi sống khỏe đến qua năm 2020 để được chứng kiến cảnh nhà máy điện hạt nhân VN hoạt động!

Tuy vậy, có một điều tôi hơi lo: không biết kinh phí xây dựng lần này có bị "bớt xén" như các dự án thông thường khác? Quý vị nên "tha" cho dự án tối quan trọng này nhé, phóng xạ nguyên tử chớ không phải "đồ giởn chơi" đâu! Nó mà bị rò rỉ là ta "không còn đất sống" đấy!

Cứu dân
Ố giời ơi, ngăn ngừa lụt lội còn chưa xong nữa mà bây giờ cả gan tính đến chuyện xây nhà máy điện hạt nhân. Lo mà bỏ của (nếu có?) chạy lấy người thôi làng nước ơi.

Anh Minh
Đào tạo một nguồn nhân lực phù hợp với những quá trình công nghệ cao không phải là một việc làm đơn giản, vì trình độ giáo dục của chúng ta hiện nay chưa đủ để đáp ứng sự phát triển của xã hội hiện tại về nhiều mặt, thì trong 32 tháng làm sao có thể đào tạo ra những chuyên viên kỹ thuật cao cấp được.

Ở những nước có nền công nghiệp hiện đại như CHLB Đức, quá trình đào tạo một nghề thông thường cũng cần đến 30 dến 42 tháng.

Tôi không biết quốc hội của chúng ta đã có những người đủ trình độ chuyên môn để đánh giá đúng mức về vấn đè hay chưa?

Tuân
Có những công trình thế này, "nếu" thật sự được xây dựng tốt thì sẽ là niềm hy vọng của Việt Nam tương lai.

Nhưng ngược lại, xây cái cầu Thủ Thiêm vừa dùng đã nứt thì tôi lại thấy giật mình lo lắng với công trình này. Hy vọng các bác ăn ít thôi cho dân chúng đỡ sợ. Hạt nhân khác với cái cầu thông thường.


Source:bbc
Read full post...

Điện hạt nhân: Việt Nam có nên xây 4 lò một lúc?

21/10/2008
Với trình độ quản lý, vận hành hiện nay, để đảm bảo sự an toàn khi phát triển điện hạt nhân, Việt Nam nên xây dựng, vận hành 1 lò hay cả 4 lò phản ứng một lúc?

Những vấn đề này vừa được các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành về năng lượng nguyên tử Việt Nam đưa ra tại Hội thảo xây dựng nhà máy điện nguyên tử do Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Theo kế hoạch dự thảo của Bộ Công Thương, Việt Nam sẽ xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận với 4 lò phản ứng, mỗi lò khoảng 1.000 MW và sẽ đưa vào vận hành trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2024.

"Nên bắt đầu bằng 1 lò"

Điện hạt nhân đang trở thành giải pháp thích hợp khi thế giới đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng và giảm phát thải khí ô nhiễm. Do đó, việc xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam sau năm 2020 là hợp lý.

Là một chuyên gia hàng đầu Việt Nam về năng lượng nguyên tử, GS.TS Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đưa ra quan điểm, trước tiên chỉ nên khởi động một lò và cố tận dụng trường học thực tiễn này để xây dựng đội ngũ, nhất là đội ngũ chuyên gia, cơ sở hạ tầng, học cách thực thi pháp luật hạt nhân, rồi trong quá trình đó sẽ tính tiếp.

Thành công của dự án không chỉ là đưa một lò phản ứng vào hoạt động, mà chính là có được nền tảng bước đầu đủ sức nhân lên cho các bước tiếp theo.

Lý giải điều này, ông Hiển cho rằng, có một thực tế là điện hạt nhân cho đến nay vẫn chưa thực sự an toàn. Và vấn đề an toàn điện hạt nhân đến mức nào không chỉ đơn thuần là công nghệ mà phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quản lý, tổ chức và trình độ nhân lực.

Một trong bốn lò phản ứng mà ta sẽ vận hành sau 2020 có công suất nhiệt gấp 6.000 lần lò phản ứng Đà Lạt, lượng chất phóng xạ chứa trong lò cũng nhiều hơn hàng nghìn lần. Như vậy, nội lực phải nhân lên gấp bội, mới đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.

Muốn phát điện năm 2020 phải động thổ công trình không chậm hơn năm 2015, nghĩa là ngay từ bây giờ các chuyên gia cao cấp của Việt Nam phải bắt tay vào cuộc. Tuy nhiên, phải có thời gian đào tạo nguồn nhân lực ít nhất là 15 năm mới có thể chọn được người để giao đảm trách vấn đề an ninh quốc gia. Các chuyên gia cho rằng, với thế lực và thực tế điều kiện Việt Nam như vậy, làm một lúc 4 lò phản ứng là chuyện quá mạo hiểm, quá sức và chưa từng có.

Ghi nhận trong lịch sử phát triển điện hạt nhân trên thế giới, chưa có nước nào vào cuộc một lúc với 4 lò với 4.000 MW và chiếm 15% tổng sản lượng điện, như kịch bản dự thảo của Việt Nam.

Trung Quốc bắt đầu có nhà máy điện hạt nhân đầu tiên năm 1991, cũng chỉ với công suất khiêm tốn 300 MW.

Mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn

Theo GS.TS Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội điện lực Việt Nam, xây dựng nhà máy điện hạt nhân yêu cầu về kỹ thuật rất cao, không thể như xây nhà máy đóng giày trong khi bản thân cán bộ xây dựng cũng chưa biết khâu nào là khâu nguy hiểm nhất. Các kỹ sư học 5 năm cũng chưa thể khẳng định làm được điện hạt nhân.

Chính vì vậy các nhà khoa học cần ngồi lại, bàn xem làm thế nào là tốt nhất, phải thận trọng trong lựa chọn công nghệ, thiết bị và nhà cung cấp. Các nguồn năng lượng khác có thể có sai số nhưng riêng với điện hạt nhân thì không cho phép sai số trong xây dựng và vận hành.

Là chuyên gia môi trường, TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho rằng nên đánh giá tác động môi trường kỹ lưỡng khi thực hiện các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Nếu nhìn về cảm quan, điện hạt nhân không tạo ra khí CO2, ít rác thải... nhưng không có nghĩa là không gây ô nhiễm môi trường. Bởi chỉ cần một sự cố nhỏ phóng xạ bị phát tán ra môi trường cũng sẽ là mối nguy hại lớn. Về mặt môi trường, điện hạt nhân vẫn ẩn chứa môi nguy hại?

Không phản đối việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân bởi trước sau gì cũng phải dùng đến, nhưng GS. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ lại đưa ra quan điểm cẩn trọng hơn, nếu nhu cầu của Việt Nam chưa thực sự cấp bách thì nên đẩy lùi thời gian xây dựng nhà máy để chờ những công nghệ hiện đại tiên tiến và an toàn hơn?

Thực tế với công nghệ lò tiên tiến thế hệ thứ 3 như hiện nay thì khó có thể xảy ra những thảm hoạ phóng xạ phạm vi 1.000 km do sai số vận hành như vụ Chernobyl, nhưng cũng không loại trừ những sự cố hạt nhân ở nhiều cấp độ khác nhau và xác xuất sự cố xảy ra có thể sẽ càng cao khi chưa có kinh nghiệm quản lý, vận hành mà đã xây dựng như kịch bản đã đưa ra.

Chính vì vậy, đẩy lùi được thời gian xây dựng xa bao nhiêu thì càng an toàn bấy nhiêu. Việc lùi thời gian xây dựng này sẽ được thực hiện trên cơ sở tính toán khả năng đáp ứng của các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng...

Đến nay, Việt Nam vẫn chưa chính thức quyết định sẽ lựa chọn công nghệ nào cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Theo TS. Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, nhà máy sẽ theo 3 kịch bản.

Kịch bản 1: chỉ xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại một địa điểm với 2 tổ máy (công suất tổng 2.000MW). 2 tổ máy dự kiến đi vào phát điện thương mại năm 2019 và 2020.

Kịch bản 2: xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại 2 vị trí với 4 tổ máy (công suất tổng 4000MW) và chọn một loại công nghệ cho cả 2 vị trí.

Kịch bản 3: xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại 2 vị trí với 4 tổ máy (công suất tổng 4000MW), chọn 2 loại công nghệ cho 2 vị trí.
Source: vneconomy

Read full post...

Một lò phản ứng hạt nhân chưa đảm bảo về quy mô kinh tế

19/10/2008
Đó là ý kiến của ông Lê Tuấn Phong - Phó Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công Thương) - trả lời việc các nhà khoa học cho rằng chỉ nên xây dựng một lò phản ứng hạt nhân thay vì xây 4 lò cùng lúc.

Thưa ông, trên cơ sở nào Bộ Công Thương đề xuất xây cùng lúc 4 lò phản ứng hạt nhân?

Rất tiếc, tôi không có điều kiện tham dự cuộc họp này. Tuy nhiên, theo tôi việc phát triển điện hạt nhân căn cứ vào dự báo nhu cầu, cân bằng năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng.

Về nhu cầu, phải tính toán, dự báo trên kịch bản tăng trưởng, phát triển kinh tế, trình Chính phủ, chứ đâu phải Bộ quyết định được.

Kinh tế càng phát triển tiêu thụ điện càng nhiều, dự kiến năm 2020 Việt Nam sẽ tiêu thụ từ 200 – 240 tỷ kWh, tùy thuộc tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 8 – 8,5%/năm (kịch bản cơ sở) hoặc 10 – 11% năm (kịch bản cao).

Về cân bằng năng lượng, trong tương lai gần chúng ta sẽ phải nhập khẩu năng lượng, ví dụ như than. Việc nhập khẩu than gặp nhiều khó khăn. Nhập khẩu khối lượng lớn phải có hạm đội tàu, cảng lớn, than đốt xong lại thải ra lượng xỉ rất lớn, ảnh hưởng đến môi trường...

Về an ninh năng lượng thì Việt Nam phải đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng. Theo nghiên cứu, giá điện hạt nhân rẻ hơn than nhập khẩu. Còn về vấn đề tại sao xây 4 lò chứ không phải 1 lò thì tôi phải nói là chỉ xây một lò về quy mô kinh tế là không hợp lý.

Nếu làm ăn nhỏ lẻ thì không bao giờ có giá rẻ. Xây một tổ máy Nhà nước cũng phải xây dựng một bộ máy quản lý về tiêu chuẩn, giám sát, thanh tra, ra văn bản pháp luật liêu quan, rồi phải xây dựng trương trình đào tạo, nội địa hóa, nâng cao năng lực... mà xây nhiều lò cũng phải làm như vậy.

Hơn nữa, xác suất xảy ra sự cố ở một lò hay nhiều lò là như nhau. Vậy tại sao lại xây một chứ không phải nhiều lò? Chỉ làm một lò thì không nên làm. Trong Quy hoạch điện 6 đã có tiến độ cụ thể cho từng tổ máy chứ cũng không hoàn toàn xây dựng liền một lúc.

Ông đánh giá thế nào về tiềm lực của Việt Nam hiện nay trong vận hành và quản lý điện hạt nhân, đặc biệt là vấn đề nhân lực?

Trong chương trình phát triển năng lượng hạt nhân đã có chương trình đào tạo nhân lực điện hạt nhân, đã trình Chính phủ cách đây 2 – 3 năm. Giai đoạn nào cần bao nhiêu nhân lực, loại nào đã được tính toán rồi. Hiện nay chương trình này đang được triển khai.

Một số nước như Nhật, Hàn Quốc đã nhận đào tạo các đợt ngắn hạn và đã đào tạo được nhiều đợt rồi. Đào tạo ngắn hạn là cho các cán bộ đang làm việc trong ngành điện. Họ đã có kiến thức về ngành này nên học quy trình vận hành rất nhanh. Nhà máy nhiệt điện và nhà máy điện hạt nhân khác nhau mỗi cái lò. Nhà máy nhiệt điện thì lò đốt bằng than, dầu, khí còn nhà máy điện nguyên tử là lò phản ứng.

Giai đoạn nào cần gì thì đào tạo để đáp ứng. Chẳng hạn hiện nay đang cần cán bộ quản lý dự án, cán bộ xây dựng văn bản pháp lý thì phải cử cán bộ trong ngành điện đi học. Còn muốn đào tạo chuyên gia để vận hành nhà máy thì phải cử sinh viên đi. Lớp trẻ đã ra trường hiện đang đi làm cho các dự án. Chỉ còn lớp sinh viên. Sau khi được đào tạo sẽ quy về tiếp tục làm dự án. Ai giỏi thì học tiếp làm chuyên gia.

Khi nào chọn được công nghệ nào cho nhà máy điện hạt nhân của ta thì đưa sinh viên đi đào tạo vận hành công nghệ ấy. Đào tạo đến khi thành thục mới cho vào vận hành. Có sát hạch đầy đủ mới được làm.

Các nhà khoa học cho rằng, nguy cơ thiếu điện trầm trọng năm 2020 là không có cơ sở và hoàn toàn có thể bù đắp phần năng lượng thiếu hụt bằng các nguồn năng lượng tái tạo cộng với chính sách tiết kiệm. Do đó, không thể nói thiếu điện trầm trọng để tạo áp lực xây dựng cùng lúc 4 lò phản ứng hạt nhân. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Tôi ủng hộ phát triển năng lượng tái tạo. Sử dụng năng lượng tái tạo sạch nhưng giá điện rất cao. Nếu phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, cần xem xét khả năng kinh tế. Việc lựa chọn điện hạt nhân phải dựa trên tính toán tổng thể các vấn đề kinh tế xã hội.

Giới khoa học cũng cho rằng, chỉ nên xây trước một lò phản ứng cơ hội để có thể hoàn thiện những mặt yếu kém và thay đổi về công nghệ nếu có những bất lợi trong quá trình vận hành?

Khi đấu thầu quốc tế đã phải chọn công nghệ tốt nhất, cao nhất. Các nước phát triển họ cũng liên tục cải tiến công nghệ. Nếu chờ thì chờ đến bao giờ làm cái thứ hai? Bao giờ có công nghệ cao hơn nữa?

Cảm ơn ông.

Tại sao đã gần 10 năm kể từ khi Bộ Công Thương được Chính phủ giao xây dựng báo cáo tiền khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam, Bộ không thành lập hội đồng khoa học để lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học?

Trong quá trình thực hiện, đã có rất nhiều hội thảo được tổ chức. Các chuyên gia về năng lượng hạt nhân thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử cũng là những người cùng xây dựng báo cáo này.

Bộ Công nghiệp trước đây đã làm, nguyên tắc là phải lấy ý kiến rộng rãi các bên liên quan trước khi trình Chính phủ, các chuyên gia về điện nguyên tử ở Viện Năng lượng Nguyên tử thì đã tham gia từ lâu rồi. Nếu Chính phủ thời gian tới yêu cầu phải tiếp tục lấy ý kiến, Bộ Kế hoạch Đầu tư sẽ là đơn vị đứng ra chủ trì và làm việc với Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước.


Source: tienphong
Read full post...

Chúng ta đủ khả năng quản lý, vận hành nhà máy điện hạt nhân

18/10/2008
Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT chúng ta có đủ năng lực để vận hành nhà máy điện hạt nhân và chỉ cần 32 tháng để đào tạo một đội ngũ về những vấn đề này.

Bên lề kỳ họp Quốc hội, Tiền phong đã trao đổi với Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội Nguyễn Đăng Vang về khả năng phát triển điện hạt nhân ở nước ta, cũng như về ý kiến của một số nhà khoa học cho rằng kế hoạch xây một lúc 4 lò phản ứng hạt nhân là liều lĩnh.

Ông Vang nói: Để có lò phản ứng hạt nhân vào năm 2020 là vô cùng quan trọng. Hiện bây giờ, chúng ta có nhu cầu tăng trưởng năng lượng khoảng 17%/năm, nhưng ta mới chỉ sản xuất được 13-14%, tức là mỗi năm thiếu 3-4%. Do tích tụ nhiều năm nên thiếu nghiêm trọng.

Thưa ông, sử dụng điện hạt nhân sẽ có lợi gì?

Chúng ta đã thấy vấn đề cần sử dụng điện hạt nhân từ nhiều năm qua. Trên cơ sở xem xét, cân đối các dự án khác nhưng thấy không đủ, cho nên ta cần phải tập trung vào loại năng lượng.

Trong quá trình thẩm tra vấn đề điện hạt nhân, chúng tôi thấy đây là một giải pháp làm cho giá thành điện thấp, khoảng bằng 60-65% so với các giải pháp khác. Khi các nguồn thủy điện, nhiệt điện không cung cấp đủ năng lượng, giải pháp này không chỉ tốt về giá thành mà còn là giải pháp hạn chế tác động về môi trường.

Chúng tôi đã thăm một nhà máy điện nguyên tử của Nhật Bản với 5 lò phản ứng, nhưng cũng chỉ chiếm một diện tích nhỏ hơn 40 ha, xung quanh là một công viên 180ha nữa, như vậy là tổng cũng chỉ chiếm có 120ha. Trong khi đó, các dự án khác, nhất là thủy diện phải cần tới 200-300km2.

Cái lo ngại nhất là an toàn năng lượng, an ninh tại đó thì chúng ta phải sử dụng những lò phản ứng thế hệ mới nhất, cho đến bây giờ là thế hệ thứ 3 để cho an toàn cao nhất.

Một số nhà khoa học trong nước cho rằng trình độ của ta về điện hạt nhân mới ở mức độ “xóa mù chữ”, vậy chúng ta có đủ năng lực không?

Tôi nghĩ rằng, trong quá trình vận dụng khoa học công nghệ vào nước ta thường có hai vấn đề quan trọng: ứng dụng khoa học công nghệ đó và quản lý, vận hành chúng.

Để quản lý vận hành một nhà máy như vậy, người ta chỉ cần có 11 người, chẳng lẽ đất nước ta không tìm được 11 người có kỷ luật cao, có đủ trí tuệ để làm việc đó. Còn số công nhân vận hành nhà máy cũng chỉ mấy trăm người.

Chúng tôi cho rằng, chúng ta có đủ năng lực để làm việc đó và để đào tạo một đội ngũ vận hành những vấn đề này cần thời gian khoảng 32 tháng. Từ nay đến 2020, còn 12 năm nữa, không lẽ chúng ta lại không đào tạo được mấy trăm người(?!)

Thưa, hiện có ý kiến đưa ra là cần tới 15 năm để đào tạo một đội ngũ đáng để “chọn mặt gửi vàng”?

Chúng tôi đã nghiên cứu và rất nhiều tài liệu khác cho thấy không phải là như vậy.

Trên thế giới, các nước cũng rất dè chừng với điện hạt nhân, trong khi chúng ta chỉ mới bắt đầu nhưng lại đồng thời xây dựng tới 4 lò phản ứng hạt nhân, thưa ông?

Chương trình đưa ra là như vậy. Nhưng chúng tôi được biết là sẽ làm lần lượt, mỗi năm làm một lò chứ không phải là làm ngay lập tức cả 4 lò. Tuy nhiên đây dự án lớn, là công trình quan trọng quốc gia, bao giờ cũng thông qua Quốc hội quyết định. Hiện vấn đề này cũng đang trong giai đoạn hội thảo, lấy ý kiến, chưa trình ra Quốc hội.

Về sản lượng, các nước sử dụng điện hạt nhân thường dưới 15%, nhưng chúng ta lại đặt mục tiêu 15% ?

Một số nước phát triển tốt, sản lượng điện hạt nhân chiếm tới 80% như Pháp, hay Nhật trên 20%, Mỹ cũng có 20%. Chúng ta mới bắt đầu đi và năm 2020 mới bắt đầu vận hành lò đầu tiên (Theo như hội thảo, chứ chưa phải quyết định của Nhà nước hay Quốc hội) thì từ nay đến 2020 thế giới đã tiến đi rất xa, cho nên chúng ta dự kiến đến lúc đấy đạt tỷ lệ 15% là rất khó so với tổng nguồn năng lượng điện chúng ta sử dụng.

Cho dù chúng ta vận hành cả 4 lò cũng không đủ 15% (4.000MW). Chưa kể, nhu cầu sử dụng điện của ta đến năm 2020 sẽ tăng lên rất nhiều.


Source: tienphong
Read full post...

Nhà máy điện hạt nhân: Cần có sự đồng thuận

16/06/2008
Người dân ở Phước Dinh, Phước Sơn (Ninh Thuận) sẽ được sống trong môi trường rất sạch sẽ, con em được đến trường học, có bệnh viện khám bệnh định kỳ. Họ sẽ có tất cả các điều kiện khác cho cuộc sống bình thường.

Đó là khẳng định của ông Hoàng Văn Phong, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, về những quyền lợi của người dân tại 2 huyện của tỉnh Ninh Thuận được chọn để xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

- Xin ông cho biết lý do nào thúc đẩy VN phải xây dựng nhà máy điện hạt nhân ?

- Điện năng là một lĩnh vực quan trọng quyết định sự phát triển nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào và năng lượng hạt nhân là loại năng lượng sạch đóng góp ngày càng to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của loài người. Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội, nhu cầu về năng lượng và điện năng của nước ta không ngừng tăng lên và sẽ còn tăng cao trong những năm tiếp theo.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, nhu cầu điện sản xuất ở Việt Nam (theo phương án cơ sở) là 294 tỷ kWh vào năm 2020 và 562 tỷ kWh vào năm 2030. Trong khi đó, khả năng cung cấp nhiên liệu từ các nguồn năng lượng sơ cấp của Việt Nam cho sản xuất điện năng chỉ đáp ứng được khoảng 230 tỷ kWh vào năm 2020 và 293 tỷ kWh vào năm 2030.

Trước tình hình đó, từ nhiều năm nay, Chính phủ đã xem xét và giao cho các bộ ngành liên quan tiến hành nghiên cứu phát triển điện hạt nhân, đặc biệt là dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam.

- VN có gặp khó khăn gì trong quá trình xúc tiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên này, thưa ông ?

- Những khó khăn này không chỉ riêng của chúng ta mà là đặc thù của những nước đang phát triển khi tác phong công nghiệp chưa hình thành, kỷ cương trong sản xuất chưa được siết chặt. Chúng ta chưa có giai đoạn để những tác phong lao động này thấm vào từng con người.

Nhưng với sự tập trung, nỗ lực đào tạo nhân lực, giám sát một cách sát sao trong quá trình vận hành trong một quy trình công nghệ chặt chẽ thì chúng ta vẫn có thể làm được bởi vì ta có kinh nghiệm học hỏi từ nước khác.

Người Việt Nam nếu tập trung phấn đấu quyết liệt thì đều có thể học hỏi và làm được.

- Được biết, để xây dựng nhà máy điện hạt nhân, VN cần một khoản kinh phí rất lớn. Chúng ta dự định huy động từ những nguồn nào, thưa ông ?

- Hiện nay nhu cầu phát triển điện hạt nhân trên thế giới rất lớn. Việt Nam chỉ là một trong mấy chục quốc gia đó. Bởi, đây là nguồn năng lượng rất có hiệu quả nên nhiều tập đoàn, nhiều công ty trên thế giới muốn đầu tư để phát triển và trong quá trình đầu tư ấy họ sẽ nhận lại được những lợi nhuận.

Tuy nhiên, đó không phải là lợi nhuận trước mắt mà là lợi nhuận lâu dài vì thế chúng ta có cơ hội để các tổ chức quốc tế, các ngân hàng, các tập đoàn cho vay dưới nhiều dạng. Vì vậy, chuyện tài chính tuy không dễ nhưng cũng không phải là những khó khăn đầu tiên, khó khăn duy nhất đối với chúng ta.

- Vậy, xin ông có thể tiết lộ, nguồn vốn huy động trong nước từ đâu và đóng góp của VN là bao nhiêu?

- Thực ra, đây cũng là yếu tố cần tính đến. Rất nhiều tập đoàn từ nhiều quốc gia sẵn sàng bỏ vốn đầu tư. Sau đó họ thu lại vốn đầu tư và lợi nhuận đó sau vài ba chục năm. Đó là một xu hướng đầu tư lâu dài và bài bản.

Hiện nay, đề án này đang được nghiên cứu và xây dựng nên chưa có con số cụ thể về sự đóng góp này.

- Xin ông cho biết phản ứng của người dân ở Phước Dinh, Phước Sơn khi địa điểm xây dựng nhà máy được lựa chọn là 2 huyện này ?

- Ở đâu cũng vậy, khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đều có những phản ứng tự nhiên từ dân cư bởi vì đi cùng với những lợi ích của nó bao giờ cũng kéo theo những tiềm ẩn nguy cơ. Nguy cơ tiềm ẩn là có nhưng chúng ta có khả năng chế ngự, hạn chế nguy cơ. Bởi, chúng ta dựa vào công nghệ, quy trình công nghệ hết sức chặt chẽ và hiện đại.

Như ở Đức, có thời gian người ta không cho xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Nhưng đến nay, người ta lại thấy đó là sự ngộ nhận bởi họ đã ứng dụng công nghệ hiện đại hơn, chế ngự được rủi ro. Ngay chính người dân Đức cũng có bộ phận dân phản đối nhưng cũng có bộ phận dân hết lòng ủng hộ.

Đối với công trình này, có người ủng hộ, có người không ủng hộ và cũng có thể có những người suốt cả đời không bao giờ ủng hộ. Nhưng cơ bản là phải có sự đồng thuận ở mức tối đa bởi, đây là vì lợi ích chung của cả quốc gia.

- Với Ninh Thuận, đặc biệt là 2 huyện Phước Dinh và Phước Sơn, chúng ta có chế độ ưu đãi như thế nào, thưa ông?

Hiện nay, các chính sách ưu đãi trên thế giới rất nhiều, vấn đề là VN có làm được bằng hoặc hơn các nước hay không.

Thời gian xây dựng dự kiến vào năm 2013 - 2014 và sẽ bắt đầu khai thác vào 2020 - 2021.

Đó sẽ trở thành nơi rất sạch sẽ vì điện hạt nhân là điện sạch, đảm bảo môi trường tự nhiên, sạch đẹp như công viên. Người dân được hưởng mọi chế độ như môi trường sống, con em được đến trường học, có bệnh viện khám bệnh định kỳ, có tất cả các điều kiện khác cho cuộc sống bình thường. Chúng ta phải thực hiện được điều này vì sự đồng thuận xây dựng nhà máy điện hạt nhân được xem như là sự hy sinh, phấn đấu vì lợi ích quốc gia.

Bởi vì cam kết 100 năm không xảy ra sự cố, nhưng có thể năm thứ 101 lại xảy ra. Chính nhân dân địa phương là những người phải gánh chịu đầu tiên. Do đó, chúng ta phải có những chính sách ưu tiên ưu đãi hơn hẳn những nơi khác.

Việc này không phải chỉ lúc nào xảy ra mới ưu tiên mà được làm ngay từ khi xây dựng nhà máy. Đây là chuyện bình thường bởi không làm ở tỉnh này thì làm tỉnh khác, không ở huyện này thì ở huyện khác, tất cả vì lợi ích quốc gia.

Luật Năng lượng nguyên tử đã được thông qua cũng tạo cơ sở, nền tảng và hành lang pháp lý cho toàn bộ hoạt động về hạt nhân ở Việt Nam trong đó có việc xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân của chúng ta.

Xin cảm ơn ông!

Source: phapluat


Read full post...

Tính khả thi của điện hạt nhân ở Việt Nam

08/06/2008
Xét về mặt tổng thể trước mắt, điều kiện cần và đủ để triển khai dự án điện hạt nhân ở Việt Nam là chưa rõ. Vấn đề quan trọng của Việt Nam trước khi xuất hiện nhà máy điện hạt nhân là sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.

Về địa điểm xây dựng điện hạt nhân

Đối với điện hạt nhân, nhiên liệu sử dụng có khối lượng rất nhỏ. So với nhà máy nhiệt điện chạy than, một nhà máy nhiệt điện hạt nhân có cùng công suất sẽ đòi hỏi nhiên liệu hạt nhân về khối lượng chỉ bằng 1/100.000 lần.

Như vậy, lợi thế của điện hạt nhân là: (i) việc vận chuyển cung cấp nhiên liệu đối với điện hạt nhân ít ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm xây dựng; (ii) diện tích xây dựng nhà máy cũng nhỏ hơn; (iii) điện hạt nhân có thể xây dựng gần với các phụ tải lớn; cho phép giảm thiểu tổn thất điện năng trong khâu truyền tải, tiết kiệm 5-10% điện năng, hệ thống lưới điện vận hành an toàn hơn (xác suất xảy ra sự cố thấp hơn).

Tuy nhiên, điện hạt nhân lại có yêu cầu chặt chẽ hơn về yếu tố địa chấn của địa điểm. Vì điều kiện an toàn, nhà máy điện hạt nhân đòi hỏi được xây dựng ở vùng có các hoạt động về địa chấn ít nhất, cấu tạo của nền móng (vỏ trái đất) ổn định nhất. Đây là một đòi hỏi hoàn toàn bất lợi đối với Việt Nam.

Xét toàn cục, toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam, đặc biệt phần phía nam của sông Hồng, đều thuộc khối kiến tạo Indo rất trẻ, không ổn định, có nhiều đứt gãy kiến tạo, tiềm ẩn các nguy cơ động đất, không phù hợp cho việc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân.

Về nguồn nhiên liệu hạt nhân

Uranium cũng là nhiên liệu hóa thạch, vì vậy, trữ lượng cũng có hạn. Trên thế giới, nguồn nhiên liệu uranium chỉ tập trung chủ yếu ở một số nước như Úc, Canada, Nam Phi, Kazakhstan. Các nước này chiếm tới 70% trữ lượng của thế giới. Vì vậy, xét về mọi góc độ, việc ổn định và đa dạng hóa nguồn cung cấp nhiên liệu hạt nhân rất ít khả thi.

Theo đánh giá của World Energy Council, tổng trữ lượng uranium triển vọng của thế giới là 13,972 triệu tấn, của Việt Nam là 237.300 tấn (chiếm 1,7% của thế giới); tổng trữ lượng uranium đã được chứng minh của thế giới là 3,282 triệu tấn, của Việt Nam là 1.300 tấn (chiếm 0,4% của thế giới).

Với nhịp độ tiêu thụ như hiện nay, nguồn uranium của thế giới chỉ đủ dùng trong 40 năm nữa (so với hơn 200 năm của than đá, và vài chục năm của các dạng nhiên liệu hóa thạch khác). Như vậy, trong điều kiện bất ổn định về giá nhiên liệu năng lượng nói chung, thì giá uranium có xu hướng sẽ tăng là điều không tránh khỏi.

Uranium tự nhiên, thường có chứa tới 99,3% đồng vị U238, và 0,7% đồng vị U235. Để phát điện, uranium cần được làm giàu tới hàm lượng U235 thông thường là 3,5%.Các cơ sở làm giàu uranium hiện có trên thế giới chỉ vừa đủ cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hiện có.

Với các nhà máy điện hạt nhân mới dự kiến được xây dựng (chủ yếu ở châu Á), chắc chắn thế giới sẽ đi vào một thời kỳ dài khan hiếm uranium được làm giàu. Về mặt pháp lý, việc làm giàu uranium có liên quan đến vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân. Nếu uranium được làm giàu tới hơn 90% hàm lượng U235 có thể dùng chế tạo bom nguyên tử.

Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã quy định: (i) những nước chưa có vũ khí hạt nhân, không được triển khai vũ khí này; và (ii) những nước đó sẽ được bảo vệ khi bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) được thành lập với mục đích giúp đỡ các nước đã ký Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình. IAEA cấm những nước không có vũ khí hạt nhân làm giàu uranium tới hàm lượng cao hơn 20% U235. Như vậy, về pháp lý quốc tế, những nước không có vũ khí hạt nhân được phép làm giàu uranium tới hàm lượng 20% U235.

Nhưng trên thực tế, công nghệ làm giàu uranium hiện không được chuyển giao vì lý do cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, chỉ do một số nước độc quyền. Về mặt kinh tế, các nước độc quyền công nghệ làm giàu uranium sẽ sử dụng con bài làm giàu uranium (như hiện đang sử dụng với Iran) để buộc các nước khác phụ thuộc về năng lượng.

Trong trường hợp cụ thể của Việt Nam, giả sử Việt Nam được phép làm giàu uranium (điều này không bao giờ xảy ra, vì Việt Nam đã ký Hiệp ước Vùng Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, hay còn gọi hiệp ước Bangkok), thì với quy mô điện hạt nhân như dự kiến là 2x1000MWe, nhu cầu làm giàu không đủ lớn để xây dựng một nhà máy làm giàu uranium.

Còn nếu, sẽ tăng quy mô xây dựng các nhà máy điện hạt nhân lên tới mức đủ lớn (10x1.000 MWe) để vận hành có hiệu quả nhà máy làm giàu uranium thì trữ lượng uranium như hiện có, cũng chỉ đủ dùng cho dự án điện 10.000 MWe tối đa trong vòng 4-5 năm (bình quân cần khoảng 27 tấn/1.000 MWe/năm).

Tóm lại, đối với Việt Nam, về nhiên liệu cho điện hạt nhân: (i) nguồn uranium chỉ do một số nước độc quyền cung cấp; (ii) công nghệ làm giàu uranium không được và không nên được chuyển giao vì lý do pháp lý và kinh tế; và như vậy, (iii) quy mô triển khai điện hạt nhân càng lớn, càng mất an toàn và an ninh về năng lượng.

Về những ưu/nhược điểm khác của điện hạt nhân:

1. Trước hết, cũng như các dạng năng lượng hóa thạch khác, uranium cho phép chuyển hóa để phát điện liên tục, đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho hệ thống một cách liên tục với đủ công suất đã được thiết kế. Thủy điện, hay các nguồn năng lượng tái tạo khác không cho phép phát điện liên tục đủ công suất.

2. Điện hạt nhân có ít chất thải so với các nhà máy nhiệt điện khác. Một nhà máy 1.000 MWe nhiệt điện chạy than sẽ thải ra không khí hàng năm 7 triệu tấn khí gây hiệu ứng nhà kính CO2, 0,2 triệu tấn khí gây mưa acid SO2, và khoảng 0,2 triệu tấn xỉ rắn.

Một nhà máy điện hạt nhân có quy mô tương tự hàng năm sẽ sử dụng khoảng 27 tấn nhiên liệu uranium được làm giàu, sau đó thải ra 26,86 tấn nhiên liệu chịu phóng xạ. Trong số nhiên liệu chịu phóng xạ đó có 25,92 tấn được gọi là nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng là những đồng vị của uranium U235, U238, và plutonium Pu239.

Thông thường hiện nay, số nhiên liệu đã qua sử dụng này được thiết kế lưu giữ ngay trong khuôn viên nhà máy, trong các bể nước. Như vậy, một nhà máy điện hạt nhân 1.000 MWe hàng năm chỉ thải ra môi trường có 918 ki lô gam sản phẩm phân hạch và 22 ki lô gam actinid được coi là phế liệu có hoạt tính cao trong thời gian lâu còn nguy hại về phóng xạ.

3. Điện hạt nhân có giá thành sản xuất rẻ hơn so với điện sản xuất từ các nguồn nhiên liệu khác. Tuy nhiên, nếu tính đủ cả các chi phí như khấu hao, chi phí tháo dỡ nhà máy và làm sạch địa điểm sau khi nhà máy đã hết hoạt động thì giá thành của điện hạt nhân không rẻ, cũng xấp xỉ bằng giá thành các nhà máy điện khác.

4. Chi phí đầu tư ban đầu tối thiểu của điện hạt nhân rất lớn (khoảng 2 tỉ đô la Mỹ). Suất đầu tư rất cao. Thời gian để chuẩn bị các nguồn lực trong nước đòi hỏi không ít hơn 20 năm.

Nhận xét chung

Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 01/2006/QĐ-TTg ngày 3-1-2006 phê chuẩn “Chiến lược ứng dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình tới năm 2020”.

Theo đánh giá gần nhất, trong cân bằng năng lượng của Việt Nam, việc phát triển nhiệt điện chạy than với tổng công suất vào năm 2025 lên tới 35.750MW (phương án cơ sở) đến 48.350 MW (phương án cao) tương đương với tổng sản lượng nhiệt điện từ 198,3-256,5 tỉ kWh là không khả thi về khả năng cung cấp than (do việc nhập khẩu than sẽ không có thị trường).

Như vậy, việc phát triển các dự án điện hạt nhân lại càng là yêu cầu khách quan, nhu cầu xây dựng điện hạt nhân còn bức thiết hơn, đòi hỏi quy mô lớn hơn dự kiến trước đây. Tổng công suất điện hạt nhân cần triển khai sẽ lớn hơn ít nhất năm lần so với dự kiến (không chỉ dừng lại ở 4.000 MW của cả hai phương án). Ngoài ra, về mặt môi trường (điều kiện phát thải), việc triển khai các cụm nhà máy nhiệt điện chạy than có quy mô lớn cũng không khả thi.

Tuy nhiên, xét về mặt tổng thể trước mắt, điều kiện cần và đủ để triển khai dự án điện hạt nhân ở Việt Nam là chưa rõ. Các điều kiện kỹ thuật cụ thể như về công nghệ, địa điểm xây dựng, nhiên liệu đối với Việt Nam như phân tích trên là chưa khả thi.

Vấn đề quan trọng của Việt Nam trước khi xuất hiện nhà máy điện hạt nhân là sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Hiện chúng ta đang xuất khẩu dưới các hình thức như dầu thô, than đá... đến 125% nhu cầu năng lượng của mình; trong nước, với 1 tấn nhiên liệu quy dầu, Việt Nam mới chỉ sản xuất được khoảng 1.000 đô la Mỹ giá trị hàng hóa (chỉ bằng 50% so với các nước ASEAN; 30% so với Hàn Quốc, 20% so với Mỹ, và 10% so với Nhật).

Trong tương lai, theo đánh giá của các chuyên gia, 30% nhu cầu năng lượng có thể được đáp ứng bằng biện pháp tiết kiệm, và, nếu tính cho cùng một đơn vị năng lượng thì đầu tư vào khâu tiết kiệm (giảm “cầu”) sẽ rẻ hơn 2,5 lần so với đầu tư vào khâu sản xuất (tăng “cung”).

TS. NGUYỄN THÀNH SƠN - Giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng (SHE)


Source: TBKTSG
Read full post...
Add to Technorati Favorites

From vituyen blog